Nhóm Tác chiến Nỗ lực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương 2021 (IPE21) của Australia, gồm ba tàu Hải quân Hoàng gia Australia cùng khoảng 700 cán bộ sỹ quan thuộc Lực lượng Quốc phòng Australia (ADF) đã tới Việt Nam ngày 20/9/2021 và bắt đầu chuỗi hoạt động hợp tác song phương kéo dài trong bốn ngày.

 Được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng Việt Nam, tàu tấn công đổ bộ HMAS Canberra, tàu hộ vệ tên lửa HMAS Anzac, và tàu tiếp dầu HMAS Sirius đã cập cảng quốc tế Cam Ranh, Khánh Hòa ngày 20/9/2021.

Nỗ lực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là hoạt động hợp tác quan trọng hàng đầu của Australia trong khu vực, với sự tham gia của Nhóm Tác chiến gồm đại diện đến từ các quân binh chủng ADF, các cơ quan chính phủ Australia, cũng như đại diện hải quân từ các quốc gia đối tác.   

Tham dự lễ đón tại cảng quốc tế Cam Ranh có Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Đại tá Hồ Thanh Hòa, đại diện Quân khu 5, Bộ đội Biên phòng và Đại sứ quán Australia. Sau lễ đón chính thức, Chuẩn tướng Wise - Tư lệnh Nhóm Tác chiến IPE21 và Đại tá Hòa đã tiến hành chào xã giao bằng hình thức trực tuyến.

Lễ đón chính thức Nhóm Tác Chiến Nỗ Lực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương 2021 khi đội tàu đến Cảng quốc tế Cam Ranh dành cho Đề đốc Mal Wise, chỉ huy Lực lượng Tác Chiến Nỗ Lực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương 2021 cùng chỉ huy tàu Đổ bộ Trực thăng HMAS Canberra, Tàu Hộ vệ trực thăng HMAS Anzac, tàu hậu cần Sirus cùng thủy thủ đoàn

Lễ đón chính thức Nhóm Tác Chiến Nỗ Lực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương 2021 khi đội tàu đến Cảng quốc tế Cam Ranh dành cho Đề đốc Mal Wise, chỉ huy Lực lượng Tác Chiến Nỗ Lực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương 2021 cùng chỉ huy tàu Đổ bộ Trực thăng HMAS Canberra, Tàu Hộ vệ trực thăng HMAS Anzac, tàu hậu cần Sirus cùng thủy thủ đoàn

IPE21 đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của các tàu Hải quân Hoàng gia Australia kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Các hoạt động hợp tác song phương trong khuôn khổ IPE21 bao gồm hoạt động trao đổi về các chủ đề Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm họa; Giới, hòa bình và an ninh; Hợp tác về an ninh biển; kết nối giữa sỹ quan Hải quân trẻ của ADF và các học viên sỹ quan từ Học viện Hải quân Việt Nam; và hoạt động luyện tập chung trên vịnh Cam Ranh giữa hải quân hai nước, tập trung vào Quy tắc xử lý đối với các cuộc chạm trán bất ngờ trên biển (CUES).

Tàu Hộ vệ trực thăng HMAS Anzac (Số hiệu 150), tàu Hậu cần Sirius (Số hiệu 266) và tàu Đổ bộ trực thăng HMAS Canberra (số hiệu L02) neo tại Cảng quốc tế Cam Ranh trong khuôn khổ chương trình Nỗ Lực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Tàu Hộ vệ trực thăng HMAS Anzac (Số hiệu 150), tàu Hậu cần Sirius (Số hiệu 266) và tàu Đổ bộ trực thăng HMAS Canberra (số hiệu L02) neo tại Cảng quốc tế Cam Ranh trong khuôn khổ chương trình Nỗ Lực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Theo Chuẩn tướng Wise, việc Việt Nam có thể tiếp đón Nhóm Tác chiến trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp là minh chứng cho quan hệ quốc phòng sâu rộng giữa Việt Nam và Australia. Ông chia sẻ “Nỗ lực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một cơ hội đặc biệt để thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hải quân hai nước, dựa trên nền tảng có sẵn từ những chuyến thăm tàu trước đó, và là cơ hội tốt cho chúng ta chia sẻ những kinh nghiệm trong hợp tác an ninh biển, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, và các vấn đề về giới, hòa bình và an ninh. Quyết tâm tiếp đón Nhóm Tác chiến trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cho thấy cam kết của cả hai quốc gia về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương an ninh, thịnh vượng và bao trùm”.

Đại tá Nguyễn Thái Học, Phó Tư Lệnh Hải quân Vùng 4 chủ trì lễ đón chính thức Nhóm tác chiến Nỗ lưc Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cùng dự lễ đón có các sỹ quan của Hải quân Nhân dân Việt nam, Bộ Tư lệnh quân khu 5, Bộ Tư Lệnh Biên phòng tỉnh Khánh hòa và cán bộ Đại sứ quán Australia tại Việt Nam.

Đại tá Nguyễn Thái Học, Phó Tư Lệnh Hải quân Vùng 4 chủ trì lễ đón chính thức Nhóm tác chiến Nỗ lưc Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cùng dự lễ đón có các sỹ quan của Hải quân Nhân dân Việt nam, Bộ Tư lệnh quân khu 5, Bộ Tư Lệnh Biên phòng tỉnh Khánh hòa và cán bộ Đại sứ quán Australia tại Việt Nam.

Các chủ điểm hoạt động trong khuôn khổ IPE21 trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ công tác lập kế hoạch cứu trợ thảm họa, diễn tập hải quân đa quốc gia cho tới một loạt hoạt động huấn luyện quân sự với các đối tác trong khu vực tại Đông Timo, Malaysia, Thái Lan, Cam-pu-chia, Brunei, Việt Nam, Philippine, Singapore, và Indonesia. Các hoạt động nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau cũng như tăng khả năng hiệp đồng tác chiến giữa các lực lương an ninh trong khu vực, cùng lúc đó vẫn tuân theo những quy định đảm bảo phòng dịch.

Tàu Hộ vệ trực thăng HMAS Anzac tiến vào cảng Cam Rang trong khuôn khổ thăm thiện chí Việt Nam của Chương trình  Nỗ lực Ấn độ Dương-Thái Bình Dương.

Tàu Hộ vệ trực thăng HMAS Anzac tiến vào cảng Cam Rang trong khuôn khổ thăm thiện chí Việt Nam của Chương trình Nỗ lực Ấn độ Dương-Thái Bình Dương.

Quan hệ hợp tác quốc phòng song phương Australia-Việt Nam được tăng cường thông qua các chuyến thăm chính thức và đối thoại cấp cao, huấn luyện chuyên môn quân sự và đào tạo sau đại học, hợp tác về gìn giữ hòa bình, hợp tác an ninh biển và chống khủng bố. Hợp tác Quốc phòng là một trụ cột quan trọng trong quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước.

Theo Tầm nhìn

Bạn nghĩ sao?