Theo dự báo của Ngân hàng Standard Chartered, nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 3% trong năm 2020 và vượt lên 7,8% vào năm 2021. Hoạt động tiêu dùng gia tăng nhờ yếu tố tâm lý thị trường được cải thiện và lĩnh vực sản xuất tăng tốc sẽ là động lực tăng trưởng chính trong quý 4 năm nay.
Dự báo trên được đưa ra trong Báo cáo nghiên cứu toàn cầu của ngân hàng mang tựa đề “Vietnam-Q3 disruption, but recovery remains intact” (tạm dịch “Việt Nam-tăng trưởng bị gián đoạn trong quý 3 nhưng triển vọng phục hồi ổn định”).
Ông Chidu Narayanan, chuyên gia kinh tế khu vực châu Á, Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ: “Việt Nam nằm trong số ít những nền kinh tế ở châu Á ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm nay, bất kể những ảnh hưởng của làn sóng COVID-19 thứ hai. Chúng tôi dự đoán tăng trưởng trong quý 4 sẽ gia tăng nhờ sự phục hồi của hoạt động kinh tế trong nước và yếu tố tâm lý thị trường. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ được cải thiện sẽ giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn so với các nền kinh tế khác tại châu Á. Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.”
Ngân hàng Standard Chartered nhận định, Việt Nam nằm trong số ít nền kinh tế ở châu Á sẽ đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020, bất kể những ảnh hưởng của dịch Covid-19 thứ hai.
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô mới nhất về Việt Nam, nhu cầu của thị trường thế giới có khả năng sẽ được cải thiện trong quý 4 và thúc đẩy tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất, ước đạt khoảng 7,3% trong 2020. Hoạt động xuất nhập khẩu, do đó, cũng sẽ gia tăng và tiếp tục tạo ra thặng dư thương mại trong năm nay.
Trong quý IV/2020 sẽ gia tăng nhờ sự phục hồi của hoạt động kinh tế trong nước và yếu tố tâm lý thị trường. Thêm vào đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ được cải thiện sẽ giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn so với các nền kinh tế khác tại châu Á.
Nhận định về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2020, Ngân hàng Standard Chartered cho rằng, FDI đăng ký mới vào Việt Nam sẽ suy giảm trong năm nay nhưng vẫn ở mức cao (đạt khoảng 13 tỷ USD)…
Các chuyên gia của Standard Chartered dự báo dòng vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam sẽ suy giảm trong năm nay, nhưng vẫn ở mức cao khảong đạt 13 tỷ USD. Nhu cầu thế giới bất ổn và tâm lý đầu tư ảm đạm sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn FDI trong trung hạn. Mặc dù Việt Nam đang hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch khu vực sản xuất trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang, dòng vốn đổ vào Việt Nam được dự đoán sẽ thấp hơn những năm trước. Các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ và sự dịch chuyển của hoạt động sản xuất không yêu cầu công nghệ cao sẽ hỗ trợ thúc đẩy dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Nghiên cứu cũng dự đoán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì chính sách linh hoạt trong ngắn hạn để hỗ trợ tăng trưởng. Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm lãi suất chính sách thêm 50 điểm phần trăm xuống mức thấp lịch sử 4% vào ngày 1/10, đúng như dự đoán của Standard Chartered hồi tháng 5/2020. Việc Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất tổng cộng 200 điểm phần trăm từ đầu năm đến nay và nền kinh tế được mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong ngắn hạn.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra ước tính tăng trưởng GDP cả năm 2020 của Việt Nam từ 2,5-3% và năm 2021 đạt từ 6,3%-11,2%.
Vì vậy, theo Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 sẽ hồi phục trở lại, tuy nhiên đà hồi phục có thể theo 2 kịch bản:
Kịch bản 1, nếu dịch bệnh trong nước được tiếp tục kiểm soát, dịch bệnh trên thế giới được đẩy lùi. Theo đó, các hoạt động dịch vụ, thương mại hàng hóa sẽ nhanh chóng được khôi phục trở lại. Sự kết nối lại chuỗi cung ứng sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ do lợi thế về kiểm soát sớm dịch bệnh. Với kịch bản này, tăng trưởng GDP năm 2021 dự kiến có thể đạt 6,5-7,5%.
Với kịch bản 2, trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế và tiếp tục chịu ảnh hưởng đáng kể trong nửa đầu năm 2021. Sự hồi phục chậm của kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước do Việt Nam có độ mở cửa lớn và đang tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Với kịch bản này, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 có thể đạt từ 5-6%./.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Honda: Đầu tư mạnh phát triển đa dạng các mẫu xe điện
- Châu Âu khó triển khai lệnh cấm hoàn toàn dầu mỏ từ Nga
- Các công ty giải khát ở Ấn Độ “lao đao” vì lệnh cấm ống hút nhựa của Chính phủ
- Xung đột Ukraine biến Tiktok trở thành nơi phát tán thông tin sai sự thật
- Thiếu vi mạch, Nga tìm nguồn cung tại thị trường Trung Quốc
- Sau chỉ trích, Elon Musk trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter?