Triệu Hồ -
 
 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (Mã: GVR) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 sau kiểm toán, ghi nhận sự chênh lệch đáng kể so với báo cáo tự lập.

Theo đó, sau kiểm toán, GVR ghi nhận doanh thu thuần đạt 21.116 tỷ đồng, giảm 55 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Lợi nhuận sau thuế giảm 154 tỷ đồng. Lợi nhuận cổ đông công ty mẹ giảm 509 tỷ đồng còn 3.770 tỷ đồng sau thuế.

Chi phí tài chính sau kiểm toán giảm 26% về 867 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 1.774 tỷ đồng, tăng gần 200 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Lợi nhuận khác được kiểm toán viên giảm 3% còn 1.108 tỷ đồng.

VRG B

 

Theo giải trình của GVR, nguyên nhân lợi nhuận giảm sau kiểm toán do lợi nhuận tập trung phải thu về công ty mẹ tập đoàn từ một số công ty TNHH MTV 100% vốn của tập đoàn giảm so với báo cáo.

Như vậy, so với kế hoạch năm 2020 đã đề ra, sau kiểm toán, GVR đã thực hiện được 86% mục tiêu doanh thu và vượt 26% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất. Với việc điều chỉnh này, quy mô tài sản của GVR tính đến hết năm 2020 tăng 633 tỷ đồng sau kiểm toán, đạt 80.278 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả hơn 28.847 tỷ đồng, trong đó, tổng nợ đi vay hơn 12.107 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với trước kiểm toán.Đáng chú ý, Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường của GVR diễn ra ngày 25/2, ĐHĐCĐ đã thông qua việc điều chỉnh, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động. Trong đó, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 0,1% (tỷ lệ ban đầu là 5%) tổng số cổ phần phổ thông có quyền đề cử 1 ứng viên vào vị trí thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát, kiến nghị nội dung của cuộc họp ĐHĐCĐ.

Đồng thời, điều lệ mới cũng bỏ quy định về thời hạn nắm giữ cổ phần liên tục ít nhất trong 6 tháng. Bên cạnh đó, số lượng thành viên HĐQT được nâng từ 7 lên 9 người, trong đó 1/3 là thành viên không điều hành để đảm bảo tính độc lập. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 5 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.Trên thị trường chứng khoán, sau khi đạt đỉnh 33.500 đồng/cp nhờ thông tin thoái vốn, hiện tại giá cổ phiếu GVR đã giảm về mức 27.600 đồng/cp khi chốt phiên ngày 25/3/2021.

Trong năm 2020, GVR ghi nhận doanh thu đạt 21.171,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 5.230,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 6,9% và 36,4% so với thực hiện trong năm 2019. Như vậy, với lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt 6.085,8 tỷ đồng, doanh nghiệp đã vượt 22,6% kế hoạch lợi nhuận. Được biết, trong năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch tổng doanh thu là 24.647 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 4.962 tỷ đồng.Còn đối với kế hoạch năm 2021 mới được doanh nghiệp này công bố, doanh thu dự kiến là 27.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.600 tỷ đồng, lần lượt tăng 4% và giảm 12% so với thực hiện năm 2020. Ngoài ra, doanh nghiệp còn lên kế hoạch cổ tức 4% trong năm tài chính, thấp hơn so với cung kỳ.

GVR vốn là doanh nghiệp nhà nước lớn với vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng và đang nắm giữ nhiều khu đất có thể chuyển đổi mục đích sử dụng. Được cổ phần hóa vào năm 2017, hiện nay, Nhà nước vẫn đang nắm giữ 97% vốn tại GVR, do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đại diện. Cổ đông nhà nước nắm giữ cả 7 ghế trong Hội đồng quản trị. Tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản của GVR đạt hơn 79.645 tỷ đồng, tăng 1.128 tỷ đồng so với cuối năm 2019. Trong đó, Công ty đang nắm giữ hơn 15.993 tỷ đồng tiền và tiền gửi có kỳ hạn, tăng 17% và chiếm 1/5 tổng tài sản.GVR cũng được biết đến là đơn vị cung cấp gỗ lớn nhất ở Việt Nam.

Lợi nhuận vài năm gần đây của Tập đoàn chủ yếu đến từ thanh lý gỗ cao su và chế biến gỗ, không phải đến từ bán mủ cao su hay bán đất. Theo bản cáo bạch năm 2020, Tập đoàn đang quản lý 4,9 triệu m2 đất ở trong và ngoài nước. Báo cáo tài chính quý IV/2020 ghi nhận, năm 2020, GVR đạt doanh thu 21.196 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm 2019; lợi nhuận sau thuế đạt 5.230 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh, từ mức 731 tỷ đồng trong năm 2019 lên 3.000 tỷ đồng vào năm 2020; đồng thời, chi phí tài chính tăng từ 791 tỷ đồng lên 1.170 tỷ đồng. Thu nhập khác đạt 1.495 tỷ đồng, giảm so với mức 1.923 tỷ đồng của năm 2019.

Bạn nghĩ sao?