Báo Tầm nhìn -
 
Truyền thông vừa đưa tin: 12 (1 tá) nguyên “Quan”, sau 2-3 lần nhận thông báo “đòi” nhà, nhưng vẫn chưa trả nhà Công vụ tọa lạc tại các quận Đống Đa, Cầu Giấy và Nam Từ Liêm Hà Nội. Lại đúng vào thời điểm cả nước đang tập trung chống đại Dịch Covid-19.
Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa là điển hình trả nhà thời gian cao su

Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa là điển hình trả nhà thời gian cao su

Thế nên, mức độ vi phạm Luật Nhà ở (chậm trả nhà Công vụ quá 90 ngày nhận thông báo “đòi” nhà) của 12 nguyên “Quan” này, có phần tăng nặng hơn. Đã thế, thật trớ trêu: 12 nguyên “Quan” đều thuộc diện cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... Cụ thể, có nguyên “Quan” Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; có nguyên “Quan” Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; có nguyên “Quan” Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…

Điều này khiến dư luận Nhân dân mong muốn cơ quan thẩm quyền cho Báo chí đăng “toạc móng heo” rõ tên 12 nguyên “Quan” trên. Và Nhân dân rất buồn lòng, cho rằng: Thật “nhục nhã” 1 tá nguyên “Quan cao su” trả nhà Công vụ. Mặc dù sau khi truyền thông đưa tin trên; 12 cựu “Quan” đã liên hệ cơ quan chức năng để trả nhà.

Bởi vì, những người ở nhà Công vụ thì làm gì có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và Quyền sở hữu nhà ở, “Sổ đỏ” cho cá nhân, hay gia đình?. Điều này đồng nghĩa với khi họ về hưu, hết nhiệm vụ công tác; thì đương nhiên phải trả lại nhà công vụ. Ấy vậy mà 1 tá người này vẫn luyến tiếc, chậm trả nhà được tiêu chuẩn mượn khi đang công tác.

Tất nhiên, sở dĩ có tình trạng trây ỳ ở nhà Công vụ nêu trên; về phía cơ quan chức năng quản lý cũng có sự lỏng lẻo và sơ hở Chẳng hạn, những người ở nhà Công vụ, đến khi họ về hưu nhưng chưa trả nhà mà vẫn được hưởng lương hưu, quy định, chế tài… Có thật họ không có nơi ở?

Để chấm dứt tình trạng chậm, hay thậm chí tham, chiếm nhà Công vụ có thể xảy ra; kiến nghị cơ quan chức năng thẩm quyền cần xem xét bổ sung 2 nội dung cụ thể, chi tiết quan trọng trong giấy giao nhận, hoặc hợp đồng thuê nhà Công vụ:

Nội dung thứ nhất, khi nhận Quyết định về hưu, chậm nhất sau 12 tháng phải bàn giao lại nhà Công vụ cho cơ quan quản lý, mới được nhận sổ Bảo hiểm để làm thủ tục với cơ quan Bảo hiểm cho hưởng lương hưu. Do Chế độ, Chính sách đối với các cán bộ lãnh đạo cao cấp về hưu, thường vẫn được nhận nguyên lương như đương chức 12 tháng sau, mới chính thức hưởng lương hưu.

Nội dung thứ 2, trường hợp bỏ, không cần hưởng lương hưu, để chiếm nhà Công vụ, sau 24 tháng kể từ mốc thời gian nhận Quyết định về hưu, sẽ bị cưỡng chế và truy cứu trách nhiệm Hình sự về tội Tham những,Tham ô tài sản nhà nước, theo Điều 278, Bộ Luật Hình sự hiện hành.

Bạn nghĩ sao?