Triệu Hồ -
 
Mới đây, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021, lãnh đạo ngân hàng đã thông tin kết quả kinh doanh trong quý I và nhiều nội dung quan trọng trong và phủ nhận việc sáp nhập PGBank.

Khẳng định tại ĐHCĐ thường niên 2021 diễn ra sáng ngày 24/3, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) cho biết: “Chắc chắn không có chuyện sáp nhập PGBank vào MSB dù đã có một số lãnh đạo trước đây làm việc tại MSB nay sang làm việc tại PGBank”. "Mặc dù, một số cựu lãnh đạo của MSB đã sang làm việc tại PG Bank nhưng đây đều là nhưng nhân sự đã kết thúc hợp đồng với ngân hàng'', Tổng Giám đốc MSB nhấn mạnh.

Thông tin tại ĐHCĐ, ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết tổng doanh thu thuần dự kiến đến hết quý I/2021 đạt 1.200 tỷ đồng với thu thuần từ lãi chiến 58%. Dự kiến tiền gửi khách hàng đến cuối tháng 3 ở mức 92.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng trên 9%. Trong quý I, lợi nhuận ngân hàng đạt 1.200 tỷ đồng (cùng kì lãi gần 290 tỷ đồng), tương ứng tỷ lệ ROA và ROE là 1,5% và 10,3%. CAR dự kiến đạt 9,9%, nợ xấu kiểm soát dưới 2%. Nợ quá hạn cơ cấu theo thông tư 01 chỉ là 472 tỷ đồng, thấp nhất hệ thống. Với mức dư nợ này, mức thoái lãi chỉ là 42 tỷ đồng.

msb.

MSB phủ nhận việc sáp nhập PG bank 

Kế hoạch kinh doanh cả năm 2021, MSB đặt mục tiêu tăng lãi trước thuế đạt 3.280 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2020. Bên cạnh đó, tổng tài sản tăng 8% lên 190.000 tỷ đồng, vốn huy động (thị trường I và trái phiếu) tăng 15%, trong khi dư nợ tín dụng (gồm dư nợ cho vay TCKT và cá nhân, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) tăng 25%, tùy theo hạn mức được NHNN cho phép theo chính sách điều hành từng thời kỳ. Mục tiêu nợ xấu đảm bảo kiểm soát dưới 2%.

Trước câu hỏi của cổ đông về câu chuyện nợ xấu năm 2021 dự kiến nhỏ hơn 2%, ông Linh cho biết đây là mức thận trọng. MSB là ngân hàng có khẩu vị rủi ro chặt chẽ và tổng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 không lớn. Tuy nhiên, MSB cũng lo có một số thay đổi quy định của NHNN về trích lập dự phòng. Ngoài ra năm 2021, một số các khoản nợ của khách hàng doanh nghiệp mới bị tác động. Ban điều hành để mức độ thận trọng nhưng các công tác kiểm soát rủi ro vẫn ở mức chặt chẽ. “Nếu không có đột biến về chính sách thì tỷ lệ nợ xấu không quá 2% và ngân hàng hoàn toàn đạt được mức lợi nhuận cam kết với cổ đông”, ông Linh nhấn mạnh.

Trước câu hỏi của cổ đông liên quan đến việc đặt mục tiêu tăng trưởng lớn,  Ông Linh cho biết, năm 2020, Ngân hàng cam kết tăng trưởng đạt trên 30%. Hiện tại, kết quả kinh doanh quý I/2021 hiệu quả nên nếu không có gì đột biến thì MSB sẽ hoàn thành được kế hoạch. Lợi nhuận 3 tháng đầu năm ước đạt trên 1.200 tỷ đồng, dư nợ cho vay tăng trên 9%. Cập nhật đến thời điểm hiện tại, tổng doanh thu thuần của ngân hàng đạt khoảng 2.000 tỷ đồng. Tỷ trọng thu nhập từ lãi đạt khoảng 85%, thu ngoài lãi khoảng 33,8%, bên cạnh đó, Ngân hàng đã hoàn tất ký thoả thuận hợp tác độc quyền với bảo hiểm Prudential và dự kiến bắt đầu triển khai từ 1/4/2021 dự kiến thu ngoài lãi sẽ còn tăng mạnh. Dự kiến đến cuối quý I/2021, tiền gửi của MSB đạt 92.000 tỷ, tăng 11% so với đầu năm.

Dư nợ cho vay đạt xấp xỉ mức phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước, tăng trên 9%. Ước tính lợi nhuận của MSB đạt khoảng 1.200 tỷ đồng. ROE và ROA đạt lần lượt 1,5% và 10,3%. Tỷ lệ an toàn vốn CAR ở mức 9,9% và nợ xấu kiểm soát dưới 2%. Bên cạnh đó, Ngân hàng cho biết sẽ tiếp tục theo định hướng chiến lược tập trung cho mảng khách hàng SME, khách hàng cá nhân và ngân hàng số, hoàn thiện mô hình kinh doanh theo định hướng định vị giá trị khách hàng khác biệt, khai thác hệ sinh thái với các kết nối giữa các tệp khách hàng, tăng cường bán chéo sản phẩm, số hóa quy trình. Hoạt động bán chéo bảo hiểm sẽ là một trong những mảng nghiệp vụ được MSB tập trung phát triển.

Tại ĐHCĐ, MSB cũng thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 11.750 tỷ đồng lên 15.275 tỷ đồng, thông qua trả cổ tức 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%. Với cổ tức năm 2021, ngân hàng dự kiến chia tỷ lệ tối thiểu 15%. Với vốn điều lệ tăng thêm (3.525 tỷ đồng), MSB dự kiến sử dụng để bổ sung nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu chính phủ; đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch phục vụ hệ thống kênh bán hàng; nâng cao năng lực tài chính, thích ứng với biến động thị trường.

Kết thúc năm 2020, dư nợ cho vay của MSB tăng gần 25%, đạt 79,3 nghìn tỷ đồng, là một trong những ngân hàng có tăng trưởng tín dụng cao nhất hệ thống năm qua. Tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt 99,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với đầu năm và vượt kế hoạch. Thu nhập lãi thuần tăng 57,5% đạt 4.822 tỷ đồng nhờ tối ưu hóa chi phí vốn, giúp cải thiện biên lợi nhuận. Với 2,36 triệu cá nhân và 57.000 doanh nghiệp, MSB đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm giúp thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng tới 57,1% đạt gần 821 tỷ đồng.

Bạn nghĩ sao?