Theo đó vào ngày 11/03/2021 ngân hàng BIDV sẽ đấu giá tài sản bảo đảm của khoản nợ là tài sản thế chấp theo các hợp đồng thế chấp đã ký giữa BIDV với Tincom Group. Trong thông báo BIDV cho biết, khoản nợ của Tincom Group tại Ngân hàng được đảm bảo bằng 3 quyền đòi nợ được ký kết theo hợp đồng kinh tế giữa với CTCP Bưu chính Viễn thông NVT và Thương mại Thăng Long cùng với CTCP Đầu tư Thành An. Khoản nợ còn được đảm bảo bằng 3 tài sản gồm xe ô tô Lexus (BKS: 51A- 108.58), xe ô tô BMW (BKS: 30Z- 5806) và cần trục tháp Model LT5517A-8.
Giá khởi điểm đấu giá khoản nợ trong lần thông báo đó là toàn bộ nợ gốc, lãi vay và lãi phạt của Tincom Group tại thời điểm ký hợp đồng dịch vụ đấu giá khoản nợ (tạm tính đến ngày 21/10/2020 hơn 164 tỷ đồng). Như vậy, BIDV chốt giá khởi điểm đấu giá khoản nợ của Tincom Group giảm từ 164 tỷ đồng xuống còn 149 tỷ đồng, tỷ lệ giảm tương đương 9%.
Theo tìm hiểu, Tincom Group là chủ đầu tư của một số dự án lớn trên địa bàn TP. Hà Nội như Tincom Pháp Vân, Tincom City Point, Hà Nội Paragon, Imperial Plaza 360 Giải Phóng. Các dự án của Tincom Group đều mang những tai tiếng xấu trên truyền thông.
Cụ thể, tại dự án Imperial Plaza 360 Giải Phóng do Ticom Group làm chủ đầu tư liên tục bị cư dân căng băng rôn phản đối vì chậm làm sổ hồng. Ngoài ra, dự án còn bị "tố" chất lượng dịch vụ kém có dấu hiệu chây ỳ không bàn giao quỹ bảo trì về cho Ban quản trị chung cư.
Một dự án khác liên quan đến Tincom Group là dự án Hanoi Paragon (Cầu Giấy) cũng sớm gặp phải vấn đề khi vừa ra mắt vào năm 2017. Chỉ vài tháng sau khi ra mắt, dự án đã bị phanh phui hàng loạt vấn đề, như chưa hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính, chưa nộp tiền sử dụng đất… Đồng thời, chủ đầu tư dự án cũng rơi vào kiện tụng tranh chấp với nhà thầu và buộc phải dừng thi công, nên không thể hoàn thành cam kết bàn giao nhà với khách hàng như dự kiến ban đầu.
Trước đó, Tincon Group cũng dính lùm xùm với dự án Tincom Pháp Vân (hay dự án Dragon Riverside Tincom). Dự án Tincom Pháp Vân được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2009. Toàn bộ dự án này từng được Tincom Group thế chấp Ngân hàng TMCP Đại Dương. Các khách hàng của dự án này đã đóng tiền hơn 10 năm nhưng dự án vẫn chưa thể hoàn thiện và bàn giao. Dự án đã xây thô xong 25 tầng và tiếp tục “đắp chiếu”.
Ngoài 3 dự án nêu trên, Tincom Group còn được cho là có liên quan đến thương vụ thâu tóm đất vàng của Nhà máy cao su Sao Vàng trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng một doanh nhân bí ẩn.
Chủ sở hữu Tincom Group là ai?
Theo tìm hiểu, Tincom Group được thành lập vào tháng 9/2003, hoạt động trong lĩnh vực chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công nghiệp, bất động sản, nước giải khát, tài chính… Công ty này có 3 cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Văn Vạn, bà Nguyễn Thị Tâm và bà Nguyễn Thị Vân. Tính đến cuối năm 2017, Tincom Group có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Văn Vạn góp 10 tỷ đồng, nắm giữ 2% cổ phần; 2 cổ đông cá nhân còn lại đã thoái toàn bộ vốn. Cơ cấu cổ đông và tỷ lệ sở hữu của phần vốn còn lại không được công bố.
Chủ tịch HĐQT Tincom Group là ông Thang Văn Lương (SN 1972). Ông Lương còn đang đứng tên tại một số pháp nhân như CTCP Xây dựng và Thương mại VT, CTCP Đầu tư Tài chính Bahamas Việt Nam. Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Tincom Group là ông Nguyễn Văn Hùng (SN 1967). Ông Hùng hiện còn đang là người đại diện của Công ty TNHH Đầu tư BĐS Hưng Thịnh Phát và CTCP Tư vấn Đầu tư HL Land.
Còn CTCP Đầu tư Thành An (Thành An) được thành lập vào tháng 3/2008, Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Bùi Đức Phong (SN 1953). Tính đến tháng 1/2018, Thành An có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, trong đó Tincom Group góp 2,1 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ sở hữu 4,2% vốn điều lệ. Trong 4 năm trở lại đây, Thành An gần như không phát sinh khoản doanh thu và chưa báo lãi. Năm 2016, Thành An ghi nhận khoản lỗ thuần ở mức 7,47 tỷ đồng, đến năm 2019 là 123,2 tỷ đồng. Kết quả này khiến vốn chủ sở hữu của Thành An rơi vào tình trạng âm sâu. Tại ngày 31/12/2019, quy mô tổng tài sản của Thành An đạt 739,3 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức âm 594,9 tỷ đồng.
CTCP Bưu chính Viễn thông NVT (NVT Group) được thành lập vào tháng 7/2007. Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Văn Thiệu (SN 1968). Tại thời điểm cuối năm 2016, NVT Group có vốn điều lệ 800 tỷ đồng, gồm 7 cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Văn Thiệu (nắm giữ 74% VĐL), ông Nguyễn Văn Quỳnh (2%), ông Nguyễn Văn Hưng (3%), bà Bùi Thị Hoàng Oanh (5%), ông Nguyễn Văn Đông (3%), ông Nguyễn Đức Thịnh (8%) và ông Nguyễn Tuấn Anh (5%). Ngày 16/9/2013, Tincom Group đã thế chấp quyền đòi nợ từ hợp đồng kinh tế số 04-2013/TL-NVT với NVT Group tại BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank
- HDBank nhận 3 giải thưởng tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024
- HDBank đóng góp 100 tỷ đồng, hưởng ứng đợt cao điểm 450 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
- Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ, tăng 46,6%, triển khai chia cổ tức 20%
- HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC
- HDBank: Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam nhận Giải thưởng Xanh từ The Asian Banker