Triệu Hồ -
 
Một số ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất huy động theo hướng tăng ở nhiều kỳ hạn bắt đầu từ tháng 3/202, trong bối cảnh tín dụng đầu năm chưa khởi sắc.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới và cả trong nước đang dần quen với trạng thái bình thường mới. Việt Nam vừa đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả, ngăn chặn nguồn lây từ nước ngoài vào, khoanh vùng, truy vết, hạn chế tối đa sự lây lan ở trong nước, giảm nguy cơ thực hiện giãn cách xã hội ở phạm vi rộng song song với việc tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định kinh tế - xã hội. Việc kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu tín dụng tăng trở lại. Lãi suất ngân hàng có thể dần tăng cao từ do hoạt động sản xuất phục hồi, kéo theo nhu cầu vay vốn tăng. Các ngân hàng từ đó cũng cần tăng lãi suất huy động để hấp dẫn nguồn tiền.

Mặt khác, các doanh nghiệp đã chống chọi với ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong suốt một năm qua, đến nay bắt đầu có dấu hiệu trở lại hoạt động. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã quay trở lại, thể hiện qua số lượng lớn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đầu năm 2021. Điều này đòi hỏi lượng vốn lớn từ ngân hàng, dẫn đến lãi suất cho vay nhích tăng, lãi suất huy động cũng sẽ khó đứng yên.

Trên thực tế, mặc dù số liệu về tăng trưởng tín dụng tháng 1/2021 vẫn chưa được công bố, nhưng theo tiết lộ của một số chuyên gia và lãnh đạo ngân hàng, tín dụng đã tăng trưởng tích cực ngay từ tháng đầu năm khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần phục hồi. Lãi suất huy động neo ở mức thấp trong thời gian dài sẽ khiến dòng vốn có nguy cơ đổ vào các kênh khác như chứng khoán, bất động sản.... Do đó, các ngân hàng cũng sẽ phải cân đối biểu lãi suất huy động để thu hút dòng vốn nhàn rỗi.

Trong biểu lãi suất huy động mới nhất áp dụng từ đầu tháng 3-2021, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) bất ngờ tăng lãi suất ở nhiều kỳ hạn. Mức điều chỉnh tăng cao nhất tới 0,8 điểm % so với biểu lãi suất hồi đầu tháng 2. Cụ thể, lãi suất gửi cao nhất với khách hàng thường, trên 50 tuổi, gửi từ 3 tỉ đồng trở lên là 3,3%/năm kỳ hạn 1-2 tháng; 3,4%/năm với kỳ hạn 3-5 tháng; 4,7%/năm kỳ hạn 6-11 tháng. Mức lãi suất cao nhất 5,4%/năm áp dụng cho kỳ hạn từ 12-35 tháng ở nhóm khách hàng này, trong khi lãi suất cao nhất 5,8%/năm áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất tiết kiệm cao nhất mà Techcombank đang áp dụng là 5,9%/năm cho khách hàng ưu tiên gửi kỳ hạn 36 tháng, số tiền từ 3 tỉ đồng trở lên, tăng tới 0,9 điểm % so với biểu lãi suất hồi đầu tháng 2.

techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) bất ngờ tăng lãi suất ở nhiều kỳ hạn 

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng vừa áp dụng biểu lãi suất huy động mới cho khách hàng cá nhân từ đầu tháng 3, điều chỉnh tăng ở nhiều kỳ hạn chủ yếu dưới 6 tháng. Tại kỳ hạn 3 tháng, lãi suất áp dụng cho khách hàng gửi tại quầy với số tiền dưới 300 triệu là 3,5%/năm, tăng 0,2 điểm phần trăm so với tháng trước. Nếu gửi từ 3 tỉ đồng trở lên, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất 3,7%/năm, cũng tăng tới 0,1 điểm % so với trước. Ở kỳ hạn 5 tháng, lãi suất tiền gửi của VPBank hiện là 3,5-3,7%/năm, tăng tối đa 0,2 điểm % so với biểu lãi suất tháng trước…

Còn tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vẫn đang có mức lãi suất tiền gửi cao nhất hệ thống ở mức 8,4 %/năm, áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm từ 500 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng và 24 tháng. Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) với lãi suất cao nhất là 8,3 và 8,2 %/năm. Mức lãi suất này được áp dụng cho tiền gửi tại kỳ hạn 13 tháng.

Nhiều ngân hàng như Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank)… cũng niêm yết mức lãi suất cao nhất trên 7 %/năm. Tuy nhiên, điều kiện áp dụng thường dành cho tiền gửi kỳ hạn dài từ 12, 13 tháng trở lên hoặc số tiền gửi từ 200-500 tỷ đồng trở lên.

Khảo sát trong tháng 3/2021 này, biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) dành cho khách hàng cá nhân nhìn chung không đổi so với đầu tháng trước, lãi suất huy động cao nhất áp dụng ở mức là 5,6%/năm dành cho các khoản tiền kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Tại biểu lãi suất này, lãi suất tiền gửi bằng VND có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên dao động từ 3,1%/năm đến 5,6%/năm. Cụ thể, lãi suất ngân hàng Agribank kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng được niêm yết ở mức là 3,1%/năm, kỳ hạn từ 3 tháng đến 5 tháng có cùng lãi suất là 3,4%/năm. Lãi suất ngân hàng Agribank dành cho các kỳ hạn 6 tháng đến 11 tháng được ấn định chung ở mức là 4%/năm. Riêng đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài từ 12 tháng đến 24 tháng, lãi suất tiết kiệm được ngân hàng Agribank quy định hiện nay đều đồng loạt ở mức là 5,6%/năm, giữ nguyên so với đầu tháng 2. Ngoài ra, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán trong tháng 2 này không đổi và được ngân hàng Agribank tiếp tục niêm yết cùng lãi suất là 0,1%/năm.

anh 2 bai tang lai suat ngan hang

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) không có nhiều sự thay đổi 

Tương tự như với phân khúc khách hàng cá nhân, lãi suất tiền gửi tiết kiệm dành cho khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Agribank cũng được giữ nguyên so với đầu tháng trước. Cụ thể, trong khi mức lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp áp dụng tại các kỳ hạn từ 1 tháng và 2 tháng niêm yết cùng mức lãi suất là 3%/năm thì các kỳ hạn từ 3 tháng đến 5 tháng được quy định chung lãi suất là 3,3%/năm. Lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 6 tháng đến 11 tháng được huy động ở mức là 3,7%/năm. Còn lại từ kỳ hạn 12 tháng trở đi cụ thể là các kỳ hạn: 12, 13, 15, 18 và 24 tháng, lãi suất được áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp cũng không đổi và ở mức là 4,9%/năm. Hai loại tiền gửi là không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán dành cho khách hàng doanh nghiệp tiếp tục được giữ nguyên mức lãi suất áp dụng là 0,2%/năm.

Như vậy, mặt bằng chung hiện nay, lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng kỳ hạn 12 tháng dao động từ 4,9-8,2%/năm; kỳ hạn 6-9 tháng, lãi suất từ 3,7-6%/năm; dưới 6 tháng, lãi suất huy động cao nhất là 4%/năm.

Bạn nghĩ sao?