Theo số liệu của BHXH Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2021, số người hưởng BHXH một lần tăng hơn 20,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Chị Đinh Thị Phương quê Nghệ An sống tại Hà Nội, nghỉ việc từ tháng 1/2021, sau 4 tháng, chị vẫn chưa tìm được công việc mới. Chị cho biết, công ty đóng bảo hiểm xã hội tại tỉnh Nghệ An và có một số trục trặc do cá nhân chị nên không xin hưởng trợ cấp thất nghiệp được. “Một phần lỗi do mình nên chốt sổ bảo hiểm muộn, mình không lấy được sổ bảo hiểm đúng thời gian để đi nộp bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp. Mấy tháng tìm việc chưa được và muốn tự kinh doanh, buôn bán nhỏ nên mình muốn rút bảo hiểm một lần, làm vốn”, chị Phương nói.
Cùng cảnh với chị Phương, chị Nguyễn Thị Lệ Thủy mới đây đã ra rút gần 200 triệu đồng tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần tại Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa, Hà Nội. Chị Thủy tâm sự: “Mình thôi đóng bảo hiểm và làm tự do 3 năm nay rồi. Ban đầu định buôn bán và có thể đi làm lại nhưng sau không đi nữa. Không tự đóng bảo hiểm xã hội, mình quyết định rút, hưởng một lần. Thủ tục thanh toán bảo hiểm xã hội nhanh lắm, số tiền rút về mình đầu tư chứng khoán khi thị trường đang sôi động”.
Hiện nay, việc giải quyết chế độ BHXH một lần cho người lao động (NLĐ) được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật BHXH năm 2014 và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với NLĐ.
Mới đây, theo thống kê của BHXH Việt Nam, số NLĐ nghỉ hưởng BHXH một lần đang có xu hướng gia tăng qua các năm (giai đoạn 2016-2020 có tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 9%). Đáng lo ngại, trong 3 tháng đầu năm 2021, số lượng NLĐ nhận BHXH một lần tiếp tục tăng nhanh, cụ thể: Cả nước có 226.503 người hưởng BHXH một lần, tăng hơn 20,5% so với cùng kỳ năm 2020. Một số địa phương bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 có số người hưởng BHXH một lần tăng cao như: Khánh Hoà, Quảng Nam, Đà Nẵng…
Chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng trên, BHXH Việt Nam nhận định, chủ yếu là do tác động của dịch bệnh Covid-19, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến nhiều lao động phải nghỉ việc. Đến nay, NLĐ đã nghỉ việc đủ 12 tháng nên làm thủ tục đề nghị hưởng BHXH một lần với mong muốn có một khoản tiền để trang trải cuộc sống hiện tại.
Theo thống kê, giai đoạn 2016-2019, người hưởng BHXH một lần chủ yếu thuộc nhóm lao động trẻ tuổi và tập trung ở khu vực ngoài Nhà nước: độ tuổi có số người nghỉ hưởng BHXH một lần nhiều nhất là từ 26 đến 29 tuổi và bình quân tuổi nghỉ hưởng BHXH một lần (bao gồm cả trường hợp đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu) tăng dần từ 32,5 tuổi năm 2016 lên 33,3 tuổi năm 2019.Tỷ lệ hưởng BHXH một lần của nữ giới cao hơn nam giới, tương ứng giai đoạn này là 55,63% đối với nữ giới và 44,37% đối với nam giới. Phân tích theo thời gian nghỉ chờ hưởng lương hưu cho thấy, trong giai đoạn 2016-2019, người nghỉ hưởng BHXH một lần chủ yếu là những NLĐ sau 1 năm nghỉ việc không đóng BHXH (trung bình chiếm khoảng 97%).
BHXH Việt Nam cho rằng, NLD đang tự mình rời khỏi hệ thống BHXH, đây là thực trạng đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ, mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội, cũng như việc đảm bảo an sinh xã hội cho Nhân dân của Đảng và Nhà nước.
Theo đó, việc nhận BHXH một lần chỉ mang lại cho NLĐ lợi ích trước mắt nhưng NLĐ đã không lường hết được những nguy cơ sẽ đánh mất nhiều quyền lợi lâu dài của bản thân, như: sẽ không còn cơ hội được hưởng lương hưu, không có nguồn thu nhập ổn định hằng tháng để đảm bảo cho cuộc sống khi về già. Và dẫn đến các hệ lụy thiệt thòi khác; khhông được cấp thẻ BHYT miễn phí để hưởng các quyền lợi về khám chữa bệnh BHYT, chăm sóc sức khỏe khi tuổi già, độ tuổi dễ gặp bất trắc về sức khỏe nhất của mỗi người…
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Thông điệp gửi mẹ qua chiếc chong chóng tuổi thơ
- Tập đoàn Geleximco và những dự án nhà ở ghi dấu ấn
- Tập đoàn BRG lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng BCI Asia Awards 2022
- Những “chuyến tàu trở về tuổi thơ” xuất phát tại công viên xanh lớn nhất miền Bắc
- Sổ tiết kiệm HDBank trị giá 300 triệu đồng đã tìm được chủ nhân
- Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, giá vé tăng, hàng không và đường sắt dự kiến tăng chuyến