Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến tháng 5, khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước có 10.853 dự án sản xuất kinh doanh còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 228,4 tỷ USD, trong đó, vốn đầu tư thực hiện đạt gần 70%.
Đối với các dòng vốn đầu tư trong nước là 10.186 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 2,53 triệu tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư thực hiện đạt hơn 45%.
Tính đến cuối tháng 5/2021, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước có khoảng 10.853 dự án sản xuất kinh doanh còn hiệu lực của các nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 228,4 tỷ USD.
Được biết, trong 5 tháng đầu năm 2021 Việt Nam có thêm 38 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới, mở rộng và phân khu đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư trong 5 tháng. Trong đó, 25 khu công nghiệp được thành lập mới, nhiều hơn 19 khu công nghiệp so với cùng kỳ năm ngoái, nâng tổng số khu công nghiệp trên cả nước lên 394 khu.
Tổng số có 351 khu công nghiệp nằm ngoài khu kinh tế, 35 KCN nằm trong khu kinh tế ven biển, 8 khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế cửa khẩu) với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 121.900 ha. Trong đó, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 80.900 ha, chiếm khoảng hơn 66% diện tích đất tự nhiên.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm, trong số 394 khu công nghiệp đã được thành lập, có 286 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 86.000 ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 57.300 ha và 108 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 35.900 ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 23.600 ha.
Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của khu công nghiệp đạt khoảng 42.900 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đạt khoảng 53%, riêng khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng gần 72%. Các khu công nghiệp đã tạo việc làm cho khoảng 3,78 triệu lao động trực tiếp.
Tính đến cuối tháng 5, Việt Nam có 256 trên 286 khu công nghiệp đang hoạt động (đạt tỷ lệ gần 90%) có công trình xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động đạt tiêu chuẩn môi trường với tổng công suất tối đa đạt trên 1,2 triệu m3 nước thải/ngày đêm.
Một số chuyên gia nhận định rằng, việc nhanh chóng phê duyệt khu công nghiệp mới là quyết định hợp lý, bởi Chính phủ dễ dàng hơn trong hoạt động kiểm soát và việc quản lý tình trạng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm (tiếng ồn, môi trường, không khí) hiệu quả hơn. Mặt khác việc thu hút đầu tư được tập trung, bài bản và người lao động được trả lương cao, thu nhập ổn định
Ngoài ra, để phát triển một cách bền vững phát huy hiệu quả của các khu công nghiệp, khu kinh tế thì các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng chất lượng, nguồn cung lao động đáp ứng nhu cầu về nhân lực, điện, nước và chuỗi logistics… cần được đảm bảo để thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Đà Nẵng: Khởi tố "đầu nậu" mua bán động vật hoang dã cung cấp cho nhà hàng, quán nhậu
- Hết Quý 1, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới chỉ đạt trên 11%
- Dự án nâng cấp Quốc lộ 19: Mở rộng đường đèo An Khê
- Phú Yên: Ra mắt mô hình Tổ tự quản phân loại rác thải nhựa
- Đài Loan đầu tư 2 Dự án sản xuất giày, dép xuất khẩu 113 triệu USD tại Nghệ An
- Bắc Giang: Sắp có khu đô thị sân golf quy mô hơn 600ha