Quỳnh Chi -
 
Thường trực HĐND thành phố Hà Nội có công văn 88/HĐND-VP đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo rà soát, báo cáo thực trạng quỹ nhà biệt thự và công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954.

Công văn của thường trực HĐND thành phố Hà Nội yêu cầu nêu rõ số lượng, địa chỉ cụ thể, hiện trạng, phân loại và xếp theo từng nhóm, hình thức sở hữu, đề xuất giải pháp quản lý trong thời gian tới...; đề xuất danh mục biệt thự và công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954 cần bảo trì, cải tạo, chỉnh trang, bảo tồn giai đoạn 2021- 2025.

Từ cuối năm 2013, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục 1.253 nhà biệt thự thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn. Trong danh sách này có 352 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, 100 biệt thự thuộc sở hữu của các tổ chức, 301 biệt thự thuộc sở hữu tư nhân và 500 biệt thự đan xen sở hữu.

Trong danh sách này có 352 biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước, 100 biệt thự thuộc sở hữu của các tổ chức, 301 biệt thự thuộc sở hữu tư nhân và 500 biệt thự đan xen sở hữu.

biet thu

Từ cuối năm 2013, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục 1.253 nhà biệt thự thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo Quy chế

Các biệt thự cũ tập trung chủ yếu tại 5 quận gồm: Ba Đình (428 biệt thự), Hoàn Kiếm (527 biệt thự), Hai Bà Trưng (270 biệt thự), Tây Hồ (14 biệt thự), Đống Đa (14 biệt thự). Để quản lý hiệu quả và đáp ứng thực hiện, Hà Nội cần ban hành lại danh mục nhà biệt thự và công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954.

Công văn số 88/HĐND-VP cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo rà soát, báo cáo về thực trạng quản lý, duy tu, duy trì công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố; các giải pháp về đầu tư, quản lý sau đầu tư trong thời gian tới.

Kế hoạch, danh mục công viên, vườn hoa cụ thể đề xuất đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trong giai đoạn 2021-2025 cần nêu rõ số lượng đầu tư xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang, nguồn vốn đầu tư theo từng năm với địa điểm cần xác định cụ thể theo từng địa bàn quận, huyện, thị xã.

UBND Thành phố cũng yêu cầu các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu biệt thự cũ có trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc về quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo biệt thự cũ theo quy định. Cụ thể, tuân thủ các quy định của Luật Nhà ở; trường hợp là biệt thự cũ thuộc sở hữu nhà nước, phải thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; trường hợp là biệt thực cũ có giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý di sản văn hóa.

Các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu biệt thự cũ thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 không được làm thay đổi nguyên trạng ban đầu của biệt thự cũ. Đồng thời, không được phá dỡ biệt thự cũ nếu chưa bị hư hỏng, có nguy cơ sập đổ theo kết luận kiểm định của Sở Xây dựng. Trong trường hợp phải tháo dỡ để xây dựng lại thì phải theo đúng kiến trúc ban đầu, sử dụng đúng loại vật liệu, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao của biệt tự cũ. Mặt khác, không được tạo thêm kết cấu để làm tăng diện tích hoặc cơi nới, chiếm dụng không gian bên ngoài biệt thự cũ...

Bên cạnh đó, rà soát tình hình, kết quả cải tạo, chỉnh trang các tuyến đường, tuyến phố trong thời gian qua. Kế hoạch, danh mục đề xuất các tuyến đường, tuyến phố để cải tạo, chỉnh trang trong giai đoạn 2021-2025 (nêu cụ thể phương án cải tạo chỉnh trang của từng tuyến đường, phố theo từng năm và theo từng địa bàn quận, huyện, thị xã).

Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, Chương trình công tác năm 2021, Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo ra soát, báo cáo về thực trạng trồng, chăm sóc, duy tu duy trì cây xanh trên địa bàn thành phố; kế hoạch, đề xuất trồng mới, thay thế trên tuyến phố cũ và trồng mới trên các tuyến đường, phố mới mở giai đoạn 2021-2025; kết quả cải tạo, chỉnh trang các tuyến đường, phố trong thời gian qua; kế hoạch, danh mục đề xuất các tuyến đường, phố để cải tạo, chỉnh trang trong giai đoạn 2021-2025.

Bạn nghĩ sao?