Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) mới đây đã có thông tin về việc hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phiếu MWG của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động giữa các quỹ ngoại với nhau.
Theo đó, quỹ ngoại Pyn Elitre Fund đã chuyển nhượng hơn 6,45 triệu cổ phiếu MWG cho JP Morgan Securities PLC. Ước tính, với thị giá trên 110.000 đồng/cổ phiếu MWG hiện nay, thương vụ chuyển nhượng nói trên có giá trị hơn 700 tỷ đồng.
Từ cuối năm 2019 tới nay, Pyn Elite Fund đã liên tiếp bán ra MWG để giảm sở hữu. Theo báo cáo danh mục tháng 9, tỷ trọng đầu tư tại MWG vẫn chiếm 5,56% giá trị tài sản ròng của quỹ Pyn Elite, tương đương giá trị 24,8 triệu Euro (hơn 700 tỷ đồng). Tuy nhiên, đến tháng 10, khoản đầu tư này đã không còn nằm trong top 10 danh mục đầu tư lớn nhất của quỹ.
Với việc thị giá cổ phiếu MWG hiện nay cao hơn 12% so với cuối tháng 9, nhiều khả năng Pyn Elite đã bán ra toàn bộ cổ phiếu Thế giới Di động còn nắm giữ.
Để thay thế khoản đầu tư tại MWG, quỹ ngoại này đã liên tục gia tăng tỷ trọng đầu tư vào các cổ phiếu ngân hàng như VietinBank và MBBank.
Hiện khoản đầu tư lớn nhất của Pyn Elite tại thị trường Việt Nam là khoản đầu tư vào Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) với tổng giá trị tài sản ròng 10,4% của quỹ.
Theo sau là 3 khoản đầu tư tại 3 ngân hàng thương mại trong nước gồm VietinBank (9,6%); HDBank (9,3%); và TPBank (8,7%). Trong top 10 danh mục đầu tư lớn nhất của quỹ, hiện có tới 5 khoản đầu tư trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Ngoài 3 nhà băng trên còn MBBank (4,7%) và Công ty Chứng khoán Bản Việt – VCSC (3,5%)…
Trong danh mục 10 cổ phiếu Pyn Elite đầu tư lớn nhất, khoản đầu tư vào TPBank được quỹ này kỳ vọng tăng trưởng cao nhất với kỳ vọng lên tới 193%. Theo đó, vốn hóa ước tính của TPBank hiện nay vào khoảng 716 triệu Euro, trong khi vốn hóa nhà băng này do Pyn Elite định giá vào khoảng 2,1 tỷ Euro.
Các khoản đầu tư khác của Pyn Elite đều được kỳ vọng tăng trưởng trên 80% từ giá hiện nay. Trong đó, HDBank có tiềm năng tăng trưởng 157%; Công ty CP Đầu tư Nam Long kỳ vọng 137%; VCSC kỳ vọng 125%; PV Power kỳ vọng tăng 122%; PV Power kỳ vọng tăng 122%...
Về hoạt động kinh doanh của Thế giới Di động, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thiên tai bão lũ vừa qua doanh nghiệp này cho biết thu thuần trong quý III vừa qua đạt trên 25.700 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Khoản lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp thu về được cùng thời gian này là 951 tỷ đồng, cũng tăng 11%.
Tính trong 9 tháng từ đầu năm, toàn hệ thống bán lẻ của Thế giới Di động ghi nhận trên 81.300 tỷ đồng doanh thu, tăng 6% và lợi nhuận sau thuế đạt gần 3.000 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh tháng 10/2020, Thế Giới Di Động với doanh thu hơn 8.700 tỷ và lợi nhuận sau thuế hơn 300 tỷ đồng, tăng 10% và 8% so với cùng kỳ năm 2019.
So với kế hoạch cả năm 2020, tập đoàn bán lẻ này đã hoàn thành 74% chỉ tiêu doanh thu và 86% mục tiêu lợi nhuận sau 3/4 năm tài chính. Sự tăng trưởng trên được ghi nhận đến từ việc suốt thời gian qua Thế Giới Di Động đã mạnh dạn đầu tư, phát triển mô hình kinh doanh mới. Sau một thời gian phát triển, mô hình điện máy xanh Supermini, bách hoá xanh "5 tỷ" … đang dần cho “quả ngọt”.
Theo lãnh đạo MWG tính tới cuối tháng 10, mô hình Điện Máy Xanh Supermini đã có mặt tại 26 tỉnh khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ và miền Bắc với tổng số 107 cửa hàng. Lũy kế từ khi bắt đầu triển khai, các chuỗi Điện Máy Xanh thu nhỏ đóng góp gần 250 tỷ đồng, tương đương doanh thu bình quân mỗi cửa hàng đạt hơn 1 tỷ đồng mỗi tháng.
Ở mảng kinh doanh khác, các mặt hàng mới tiếp tục cho thấy tăng trưởng cao. Máy tính xách tay mang về gần 3.000 tỷ đồng, tăng 43%. Đồng hồ các loại đạt tổng doanh số hơn 1.200 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ, với hơn 887.000 sản phẩm bán ra.
Riêng với Bách Hóa Xanh, chuỗi này ghi nhận kỷ lục doanh thu mới trong tháng 10, vượt ngưỡng 2.000 tỷ đồng, tương đương tăng 8% so với tháng trước và 84% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế 10 tháng, Bách Hóa Xanh đóng góp 19% trong tổng doanh số. Chuỗi này đến cuối tháng 10 có 1.656 điểm bán với doanh thu bình quân tháng mỗi cửa hàng là 1,2 tỷ đồng.
Ghi nhận của PV, hiện tại, cổ phiếu MWG cũng đang là nhóm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thị trường với mức tăng gần 60% sau 3 tháng. Mỗi cổ phiếu MWG hiện được giao dịch với giá 115.500 đồng, vốn hóa doanh nghiệp đạt trên 52.000 tỷ đồng.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Chứng khoán An Bình lên tiếng trước thông tin xử phạt hành chính của UBCK
- Cổ phiếu Vinamilk hấp dẫn khối ngoại nhờ cổ tức cao
- Đối chiếu 5 nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett vào cổ phiếu VNM
- Tuần qua, loạt cổ phiếu "họ" GEX liên quan ông Tuấn "mượt" liên tục lao dốc
- Hủy quyết định xử phạt 1,5 tỷ đồng đối với ông Trịnh Văn Quyết
- Lo ngại về chính sách của Fed đẩy chứng khoán Mỹ lao dốc phiên 10/2