Năm 2040 quy mô dân số khoảng 13 - 14 triệu người
Theo đó, dự báo năm 2040, dân số toàn TP.HCM khoảng 13 - 14 triệu người; đất đai phát triển đô thị khoảng 100.000 -110.000ha. Về tính chất, TP.HCM sẽ là đô thị loại đặc biệt trực thuộc Trung ương; trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật và công nghệ quan trọng của quốc gia, có vai trò tiên phong dẫn dắt đổi mới, sáng tạo; có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; là một trong những trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics của khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.
Đồng thời, TP.HCM là đầu mối giao thông, hạ tầng số quan trọng trong vùng Đông Nam Bộ, quốc gia và quốc tế; là trung tâm liên kết vùng, đầu mối kết nối các loại hình vận tải đa phương thức của vùng phía Nam. Là một trong những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh khu vực miền Đông Nam Bộ, cả nước và khu vực biển Đông.
Trọng tâm phát triển TP. Thủ Đức theo mô hình khu đô thị sáng tạo tương tác cao, trở thành thành phố kinh tế tri thức và trí tuệ nhân tạo, là một trong các động lực tăng trưởng của TP.HCM và khu vực.
Đồng thời, TP.HCM sẽ phát triển đô thị tích hợp với hệ thống giao thông công cộng (TOD), giao thông khác cao độ, kể cả giao thông ngầm công cộng và không gian đô thị ngầm xung quanh, gắn kết giữa giao thông công cộng với sử dụng đất để khai thác hiệu quả đất đai, khai thác hệ thống hạ tầng giao thông để mở rộng không gian phát triển đô thị, khu chức năng.
TP.HCM cũng sẽ hình thành các hạt nhân của các trung tâm chính và trung tâm phụ: trung tâm tài chính, thương mại dịch vụ, trung tâm y tế, văn hóa, nghiên cứu, giáo dục đào tạo của vùng đô thị và các hạt nhân của các khu đô thị; củng cố cấu trúc đô thị đa cực.
Thích ứng với BĐKH, phát triển bền vững
Quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, thành phố sẽ phát triển không gian đô thị phù hợp với chiến lược, mô hình phát triển kinh tế biển của thành phố và vùng thành phố, thích ứng biến đổi khí hậu, ngập úng, triều cường, xâm nhập mặn, nước biển dâng.
Trên cơ sở đó, TP.HCM sẽ điều chỉnh định hướng phát triển không gian đô thị phù hợp với đặc thù của điều kiện địa hình, địa chất thủy văn và năng lực của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại từng khu vực phát triển; phát triển bền vững về môi trường sinh thái, bảo vệ những cấu trúc sinh thái tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo tính chống chịu và khả năng phục hồi trước những tác động biến đổi.
Về định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, TP.HCM cần đề xuất các giải pháp để khắc phục tình trạng quá tải và kết nối thiếu đồng bộ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố và vùng thành phố, đặc biệt về hạ tầng giao thông; giảm thiểu tác động của các vấn đề môi trường đô thị. Đồng thời, đánh giá về địa hình, các tai biến địa chất, xác định khu vực cấm xây dựng, hạn chế xây dựng; xác định lưu vực, phân lưu và hướng thoát nước chính; vị trí, quy mô các công trình tiêu thoát nước; xác định cốt xây dựng cho các đô thị và các vùng chức năng khác trong thành phố;
TP.HCM phải xác định trữ lượng, nhu cầu và nguồn cung cấp nước, năng lượng; tổng lượng nước thải, rác thải; vị trí, quy mô, công suất các công trình đầu mối và các tuyến truyền tải, phân phối của hệ thống cấp nước, năng lượng, chiếu sáng, thông tin liên lạc, thoát nước; vị trí, quy mô khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình khác cho các đô thị và các vùng chức năng khác của thành phố.
Đối với định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho khu vực đô thị trung tâm, TP.HCM sẽ đề xuất định hướng cải tạo cao độ nền và thoát nước mặt toàn đô thị. Trong đó xem xét đến tác động kép của hiện tượng sụt lún nền đất và biến đổi khí hậu. Đề xuất các giải pháp san lấp tạo mặt bằng xây dựng, tăng diện tích mặt thấm và tăng khả năng trữ nước trước khi xả ra nguồn thoát.
TP.HCM sẽ phân lưu vực thoát nước, xác định hệ thống thoát nước mưa hợp lý và tách riêng với hệ thống thoát nước thải, xác định cao độ nền xây dựng cho các khu vực theo lưu vực thoát nước, đảm bảo kiểm soát ngập úng do mưa, triều cường và đảm bảo tiêu thoát lũ; thống nhất, đồng bộ với quy hoạch thủy lợi chống ngập úng (phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng thành phố). Trong đó, TP.HCM cần có định hướng, giải pháp quy hoạch hướng tới tái sử dụng nước thải và các yêu cầu về chất lượng nước đối với các loại nước thải sau khi xử lý.
Ngoài ra, Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 cũng cần xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường, khuyến cáo sử dụng đất, cấu trúc đô thị, cơ chế chính sách, nguồn lực, nhằm giảm thiểu các thiệt hại trong trường hợp thiên tai hoặc biến đổi môi trường lớn xảy ra.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Chủ tịch Meey Group Hoàng Mai Chung: Dư địa phát triển của proptech còn rất nhiều!
- Meey Map - Nền tảng kiểm tra quy hoạch xây dựng nhanh chóng và tin cậy
- Nghi Sơn Việt Nam bất ngờ đổi tên, "rót" thêm 1.100 tỷ đồng vào dự án khu du lịch Tiên Sa
- Hà Nội: Công bố đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống
- Đà Nẵng khánh thành Dự án có hầm chui dài 900m với thiết kế giếng trời độc đáo
- Đầu tư đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột cần 22.000 tỷ đồng