Xuân Mai -
 
BCTC kiểm toán hợp nhất năm 2020 của CTCP Bất động sản Khải Hoàn Land (Khải Hoàn Land) cho thấy lợi nhuận năm 2020 khởi sắc so với các năm trước. Tuy nhiên, nợ phải trả tăng đáng kể cùng với đó là một số dự án vẫn chưa xong pháp lý .

Năm 2019 cả doanh thu và lợi nhuận tại Khải Hoàn Land đều sụt giảm mạnh, chỉ còn gần 137 tỷ và hơn 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng 125% so với năm 2019, lên mức gần 303 tỷ đồng và lãi ròng gấp 9,5 lần, lên mức gần 97 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 98% và 66% kế hoạch năm.Thế nhưng, EPS (lãi cơ bản trên cổ phiếu) tại Khải Hoàn Land năm 2020 chỉ đạt 709 đồng.

Tính đến 31/12/2020, tổng tài sản của Khải Hoàn Land đạt hơn 2.370 tỷ đồng, tăng gần 70% so với đầu năm. Trong đó, tổng khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn lên mức gần 1.992 tỷ đồng, chiếm 84% tổng tài sản.

Trong khoản phải thu ngắn hạn 675 tỷ đồng, gần 165 tỷ đồng phát sinh từ CTCP Bất động sản Khải Minh Land. Theo thuyết minh BCTC của Khải Hoàn Land, Khải Minh Land là đơn vị không liên quan nhưng cả hai đều có chung địa chỉ trụ sở chính. Hơn nữa, phần lớn tin tức trên website của Khải Minh Land đều là của Khải Hoàn Land.

Khải Hoàn Land còn có khoản phải thu dài hạn của Công ty TNHH Giao Hưởng Xanh là 800 tỷ đồng, cùng kỳ không có.

1

Trích BCTC 2020 của Khải Hoàn Land

Năm 2020, nợ phải trả của doanh nghiệp này gấp 4,5 lần so với năm trước, lên mức 612 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng từ 109 tỷ đồng lên hơn 390,6 tỷ đồng; nợ dài hạn tăng từ hơn 29 tỷ đồng lên gần 222 tỷ đồng.

Đáng chú ý, chỉ số ROE (Tỷ suất sinh lời) tại Khải Hoàn Land năm 2020 tăng hơn năm trước, đạt 5% nhưng vẫn rất thấp so với những doanh nghiệp cùng lĩnh vực.

Mới đây, Khải Hoàn Land đã xin ý kiến cổ đông bằng văn bản việc thực hiện niêm yết cổ phiếu lên Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE). Bên cạnh đó, Công ty cũng xin ý kiến về việc chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) tối đa 20% vốn điều lệ (tương ứng 32 triệu cp) từ cổ đông hiện hữu hoặc phát hành mới.

Khải Hoàn Land là công ty môi giới bất động sản chủ yếu thị trường phía Nam được thành lập từ năm 2009 với tên gọi là CTCP Bất động sản Nguyễn Khải Hoàn.Nếu so về kết quả kinh doanh vẫn còn khoảng cách khá xa với CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Mã CK: CRE) hay CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Mã CK: DXG).

5

 

Ban đầu, công ty này có vốn điều lệ đăng ký ở mức 6 tỷ đồng. Kể từ khi thành lập tới tháng 8/2020, Khải Hoàn Land đã 10 lần tăng và điều chỉnh vốn điều lệ. Gần nhất, vào tháng 8/2020, Khải Hoàn Land điều chỉnh tăng vốn điều lệ lên 1.600 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2020, cơ cấu cổ đông lớn của Khải Hoàn Land cũng đã có nhiều sự thay đổi. Theo đó, Khải Hoàn Land chỉ có 3 cổ đông cá nhân lớn chiếm hơn 75% vốn điều lệ, bao gồm ông Nguyễn Khải Hoàn (nắm giữ 36%), bà Trần Thị Thu Hương (vợ ông Hoàn, 16%) và ông Phan Tuấn Nghĩa (24,75%).

7

  Dự án có quy mô khoảng 2ha, bao gồm hơn 1.200 căn hộ, tổng mức đầu tư 1.750 tỷ đồng này của Khải Hoàn vẫn chưa đủ điều kiện pháp lý.

Đáng lưu ý, Công ty TNHH Tập đoàn Khải Hoàn – Vũng Tàu, bên liên quan đã triệt thoái vốn khỏi Khải Hoàn Land trong 3 tháng cuối năm 2020.

Nhiều dự án tại Khải Hoàn Land vẫn chưa hoàn thành pháp lý. Đó là, dự án Căn ốc Cao hộ tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP HCM có tên thương mại là La Partenza (trước đây là Sky Symphony). Dự án có quy mô khoảng 2ha, bao gồm hơn 1.200 căn hộ, tổng mức đầu tư 1.750 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2020, dự án chỉ gần hoàn thiện thủ tục pháp lý, đã có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500.

Ngoài ra, dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng Phú Quốc – Khải Hoàn (Helios Coastal Phú Quốc) và dự án Khu đô thị mới Gò Găng – Thành phố Vũng Tàu có quy mô lần lượt là 54,5ha và 1.509ha hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý.

Bạn nghĩ sao?