Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản đề nghị các đơn vị trực thuộc, các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) thực hiện các nhiệm vụ được giao, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Theo đó, đối với các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, NHNN yêu cầu tăng cường công tác bảo vệ, công tác phòng cháy chữa cháy; đảm bảo an toàn tài sản, trụ sở, kho tiền; đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn, lưu thông tiền tệ thông suốt trong những ngày nghỉ Tết. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và dịch vụ đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.
Đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN yêu cầu chủ động xây dựng phương án, kế hoạch tiền mặt phù hợp, theo dõi và đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền mặt của khách hàng cả về giá trị và cơ cấu mệnh giá. Cần tổ chức tốt các dịch vụ thanh toán phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; chủ động có kế hoạch để phục vụ tốt các doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán quốc tế, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, không để doanh nghiệp bị chậm thanh toán trong những ngày nghỉ Tết.
Ngoài ra, các TCTD cũng cần quán triệt cán bộ, nhân viên ngân hàng thực hiện đúng các quy trình nghiệp vụ và quy định, quy chế nội bộ; tăng cường cảnh giác đối với các phương thức, thủ đoạn phạm tội và phối hợp với cơ quan chức năng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro trong hoạt động ATM; chấp hành nghiêm các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng.
Đối với Napas, NHNN yêu cầu theo dõi, giám sát chặt chẽ, kịp thời xử lý các sai sót, sự cố đảm bảo hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử hoạt động ổn định, an toàn, liên tục, đáp ứng nhu cầu giao dịch tăng cao đột biến dịp Tết; phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thành viên xử lý và phản hồi kịp thời các yêu cầu tra soát, khiếu nại của khách hàng.
TP HCM sẽ xử lý nghiêm kinh doanh tiền lẻ trái phép dịp Tết
UBND TP HCM yêu cầu Công an, Cục Quản lý thị trường thành phố phối hợp với với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền lẻ trái phép.
UBND TPHCM giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP HCM phối hợp với Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp, các ngân hàng thương mại có hoạt động giao dịch ATM nắm thông tin về nhu cầu tiền mặt của các doanh nghiệp dự kiến sẽ trả lương, thưởng cho người lao động qua tài khoản ATM.
Trên cơ sở đó, chỉ đạo các ngân hàng thương mại có kế hoạch triển khai cụ thể và dự phòng các vấn đề về tiếp quỹ ATM, về sự cố kỹ thuật để đảm bảo hệ thống ATM hoạt động thông suốt, liên tục, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu rút tiền của người dân.Về công tác tuyên truyền sử dụng tiền mệnh giá nhỏ trong các hoạt động lễ, hội tín ngưỡng, UBND TP HCM giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp NHNN TP HCM, Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Du lịch, Sở Công thương, UBND các quận, huyện thực hiện việc thông tin tuyên truyền, vận động để người dân ủng hộ chủ trương của NHNN trong việc sử dụng tiền mệnh giá nhỏ hợp lý, tiết kiệm, đúng chức năng, góp phần bảo vệ hình ảnh đồng tiền Việt Nam và hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng tiền mệnh giá nhỏ.
Thường nhu cầu về tiền mới, tiền mệnh giá nhỏ tăng cao trong dịp Tết Nguyên Đán. Đến hẹn lại lên, càng gần Tết nguyên đán Tân Sửu 2021, thị trường đổi tiền lẻ, tiền mới càng diễn ra nhộn nhịp. Lợi dụng sự phổ biến của mạng xã hội, giới buôn tiền liên tục quảng bá việc đổi tiền với mức phí ưu đãi, giao hàng tận tay người có nhu cầu. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng nhiều người sẽ bị lừa, mất tiền.
Trong cuộc họp báo về triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021 diễn ra cuối tháng 12/2020, lãnh đạo NHNN cũng khẳng định, sẽ siết chặt hoạt động đổi tiền lẻ, tiền mới dịp Tết. NHNN sẽ không in tiền mới mệnh giá nhỏ. Theo chia sẻ của ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc hạn chế in tiền lẻ mới giúp ngân sách tiết kiệm được 3.500 tỷ đồng.
Tại điểm a Khoản 5 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.
- Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 88).
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Thông điệp gửi mẹ qua chiếc chong chóng tuổi thơ
- Tập đoàn Geleximco và những dự án nhà ở ghi dấu ấn
- Tập đoàn BRG lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng BCI Asia Awards 2022
- Những “chuyến tàu trở về tuổi thơ” xuất phát tại công viên xanh lớn nhất miền Bắc
- Sổ tiết kiệm HDBank trị giá 300 triệu đồng đã tìm được chủ nhân
- Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, giá vé tăng, hàng không và đường sắt dự kiến tăng chuyến