Theo PGS, TS Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Trước đó, năm 2017, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến thúc đẩy kinh tế số và thương mại điện tử. Cụ thể, năm 2017 Chính phủ có Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0, trong đó đưa ra 6 giải pháp phát triển kinh tế số. Tiếp đó, tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với rất nhiều những mục tiêu được đặt ra.
Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh - cho rằng: Chưa khi nào Việt Nam có khát vọng phát triển gắn với CMCN 4.0 và chuyển đổi số như hiện nay. Đặc biệt, không chỉ Chính phủ mà bản thân cộng đồng doanh nghiệp cũng dần thay đổi cách nhìn nhận về chuyển đổi số.
Theo ông Thành, tại một hội thảo diễn ra 3 năm trước, khảo sát 300 DN thì có tới 70% DN không tin vào CMCN 4.0, nhưng tại một khảo sát doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) diễn ra vào năm 2020, có tới 30% doanh nghiệp đã có đầu tư công nghệ, máy móc để chuyển đổi cách thức vận hành, sản xuất, kinh doanh. Điều đó cho thấy, chuyển đổi số không chỉ là nhu cầu của Chính phủ, mà còn là nhu cầu tất yếu của cộng đồng doanh nghiệp.
Khẳng định chuyển đổi số, kinh tế số đang là xu thế của toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị, mặc dù là lĩnh vực công nghệ nhưng chuyển đổi số thành công hay thất bại lại không phụ thuộc nhiều vào công nghệ mà phụ thuộc chủ yếu vào quyết tâm chính trị, thể chế kinh tế quốc gia, của DN.
“Để thành công, trách nhiệm của doanh nghiệp là phải đổi mới mô hình kinh doanh, xác lập mô hình quản trị dựa trên công nghệ số, hướng tới các mục tiêu phát triển sáng tạo, bền vững, bao trùm”, ông Huân khuyến nghị.
Tại Diễn đàn, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương cho biết, Bộ đang tích cực tham vấn hoàn thiện khung pháp lý phát triển kinh tế số và thương mại điện tử ở Việt Nam.
Về thương mại điện tử, ông Lê Đức Anh cho biết, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử được ban hành từ năm 2013 đến nay đã bộc lộ nhiều điểm cần sửa, đổi bổ sung cho phù hợp với bối cảnh mới.
Đơn cử, đối tượng phải xin cấp phép, xin đăng ký hoạt động thương mại điện tử theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP là tương đối rộng. Tại Dự thảo sửa đổi Nghị định này, Bộ Công Thương đề xuất, những website không có giỏ hàng, hoặc mang tính chất giới thiệu thông tin sản phẩm không cần làm các thủ tục thông báo với Bộ Công Thương. Đồng thời, Dự thảo Nghị định cũng đề xuất quản lý thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài; hợp đồng điện tử…
Trong 5 năm tới, Bộ Công Thương sẽ thực hiện nhiều giải pháp làm cho thị trường thương mại điện tử Việt Nam minh bạch, đi vào chiều sâu, đó là: thanh toán đảm bảo; dịch vụ giao hàng; ứng dụng chứng từ điện tử (hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử); giải quyết tranh chấp trong giao dịch trực tuyến; thống kê tín nhiệm giao dịch...
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Meey Land – doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nhận giải thưởng “TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam”
- CEO Apple: Luật chống độc quyền gây tổn hại quyền riêng tư người dùng
- Thứ trưởng Bộ TT&TT: Trong hai năm tới sẽ phủ sóng 95% dân số bằng hạ tầng 5G
- Hộ chiếu vaccine được cấp từ ngày 15/4
- Cấy máy phá rung tự động cứu bệnh nhân bị ngưng tim ngưng thở do hội chứng Brugada
- Trung Quốc phát triển vaccine bảo vệ kép trước COVID-19 và bệnh cúm