Các doanh nghiệp gia đình vốn có khả năng thích ứng linh hoạt, điều này đúng với mọi doanh nghiệp gia đình dù mới thành lập hay đã có lịch sử hoạt động lâu dài. Khả năng thích ứng linh hoạt là tố chất đặc thù làm nên doanh nghiệp gia đình. Yếu tố này được xây dựng từ những giá trị và mục tiêu cốt lõi, tầm nhìn dài hạn, khả năng ra quyết định linh hoạt, đầu tư dài hạn cũng như cam kết bền vững của doanh nghiệp với đội ngũ nhân viên và cộng đồng.
Chỉ trong một năm doanh nghiệp phải thay đổi cách thức đáp ứng các nhu cầu đặt ra bởi xã hội và môi trường, các doanh nghiệp gia đình đang đứng trước nguy cơ tụt lại phía sau, theo kết quả cuộc khảo sát mới nhất với 2.801 lãnh đạo doanh nghiệp gia đình toàn cầu công bố hôm (23/2) do PwC thực hiện.
Báo cáo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Toàn cầu 2021cho thấy, hơn một nửa (55%) các lãnh đạo nhậnthấy doanh nghiệp có tiềm năng về phát triển bền vững, tuy nhiên chỉ 37% có chiến lược cụ thể. So với tại Châu Âu và Châu Mỹ, các doanh nghiệp gia đình tại Châu Á đang có cam kết tích cực hơn về ưu tiên phát triển bền vững trong chiến lược kinh doanh. 79% các đại biểu doanh nghiệp đến từ Trung Quốc và 78% từ Nhật Bản cho biết đang “đặt tiêu chí bền vững làm trọng tâm xuyên suốt mọi hoạt động của doanh nghiệp”, con số này là 23% tại Mỹ và 39% tại Anh. Các doanh nghiệp lớn hơn và các doanh nghiệp nắm giữ bởi các thế hệ trẻ hơn cũng đang tích cực thúc đẩy xu hướng này, tập trung hơn vào các tiêu chí phát triển bền vững.
Theo báo cáo, nhiều doanh nghiệp gia đình vẫn còn chần chừ trước các cam kết về phát triển bền vững mặc dù đa phần đều có nhận thức sâu sắc về trách nhiệm xã hội, cụ thể hơn 80% doanh nghiệp được khảo sát chủ động tham gia vào các hoạt động xã hội, và 71% nỗ lực duy trì tối đa việc làm cho nhân lực trong thời gian đại dịch. Sự chần chừ này cũng không xuất phát từ triển vọng tiêu cực về kinh tế, khi dưới một nửa (46%) doanh nghiệp dự kiến sụt giảm về doanh số bất chấp tình hình đại dịch và đa số các lãnh đạo tham gia khảo sát cảm thấy lạc quan về khả năng thích ứng cũng như tăng trưởng của doanh nghiệp vào năm 2021 (64%) và 2022 (86%).
Ông Peter Englisch, Lãnh đạo toàn cầu khối Doanh nghiệp gia đình tại PwC, cho biết: “Rõ ràng các doanh nghiệp gia đình trên toàn thế giới có cam kết mạnh mẽ đối với các mục đích xã hội. Tuy nhiên trước áp lực ngày một gia tăng từ phía khách hàng, các bên cho vay, cổ đông và thậm chí cả đội ngũ nhân viên, doanh nghiệp cần mang đến những tác động có ý nghĩa thật sự về phát triển bền vững cũng như các yếu tố ESG khác. Các công ty niêm yết đã bắt đầu đáp ứng những tiêu chí này, tuy nhiên phân tích từ kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp gia đình vẫn duy trì cách tiếp cận truyền thống hơn về việc đóng góp cho xã hội”.
“Các doanh nghiệp gia đình sẽ phải thích nghi với những kỳ vọng đang thay đổi, và không đáp ứng được những kỳ vọng này sẽ mang đến rủi ro kinh doanh tiềm ẩn. Điều này không đơn thuần về việc tuyên bố các cam kết, mà đòi hỏi doanh nghiệp đưa ra mục tiêu và báo cáo thực sự, nhằm thể hiện rõ ràng ý thức về các giá trị và mục đích của doanh nghiệp gia đình khi đóng góp xây dựng lại nền kinh tế và xã hội tốt đẹp hơn”, ông Peter nhận định.
Khảo sát cho thấy các doanh nghiệp gia đình đã ứng phó tương đối tốt để vượt qua đại dịch. Chỉ dưới một nửa doanh nghiệp được khảo sát (46%) dự kiến sụt giảm doanh số bất chấp các tác động của đại dịch. Bên cạnh đó, các lãnh đạo tham gia khảo sát cảm thấy lạc quan về khả năng thích ứng và phát triển của doanh nghiệp, với 64% kỳ vọng tăng trưởng vào năm 2021 và 86% vào 2022.
Mặc dù 80% doanh nghiệp gia đình đã thích ứng với đại dịch COVID-19 bằng việc triển khai làm việc tại nhà, hiện vẫn còn những trăn trở về năng lực tổng thể của doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi số. 62% lãnh đạo được khảo sát tự đánh giá năng lực số của doanh nghiệp gia đình mình là “không mạnh”, và 19% cho biết vẫn đang trong quá trình triển khai.
Đáng chú ý, báo cáo cho thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa các thế hệ: 41% các doanh nghiệp tự đánh giá “mạnh về kỹ thuật số” thuộc thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 và trong đó 46% có thế hệ kế nghiệp nắm giữ vai trò ngày một lớn trong doanh nghiệp.
Mặc dù các doanh nghiệp gia đình đưa ra đánh giá tốt về mức độ tín nhiệm, minh bạch và truyền thông, các kết quả từ khảo sát nhấn mạnh những lợi ích mà cấu trúc quản trị chuyên nghiệp mang lại. Tuy 79% lãnh đạo cho biết doanh nghiệp đang áp dụng một số quy trình hoặc chính sách quản trị công ty, con số này giảm đáng kể khi được hỏi về các lĩnh vực quan trọng: chỉ hơn một phần tư cho biết có hiến pháp gia đình hoặc quy trình cụ thể, trong khi đó chỉ 15% đã thiết lập các biện pháp giải quyết trong trường hợp xảy ra xung đột.
Đối với một doanh nghiệp gia đình, các giá trị là tế bào, là nguồn gốc của sự thành công, các cam kết cũng như tính bền vững của doanh nghiệp. Nhưng khi sự tồn tại của doanh nghiệp bị đe dọa và những giá trị này bị thách thức, việc phát triển và bồi dưỡng giá trị có thể không còn là một ưu tiên.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã cho thấy giá trị của doanh nghiệp càng trở nên rõ ràng. Luôn đoàn kết và dựa vào các giá trị gia đình độc đáo sẽ giúp doanh nghiệp giữ được kết nối với các bên liên quan như gia đình, nhân viên, cộng đồng và khách hàng.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Suntory Pepsico Việt Nam khẩn trương hỗ trợ nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4: Chấp hành tốt quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng hóa chất
- Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024)
- Lãnh đạo thực hiện kế hoạch sản xuất điện nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Đảng bộ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân
- Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4: Vượt sản lượng điện trong mùa khô 2023-2024
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên