Thu Trang - 08:27 - 22/04/2021
 
Cứ trong 4 doanh nghiệp (DN) thì có 1 DN cho rằng địa phương ưu ái các DN Nhà nước, gây khó khăn cho DN tư nhân. Cứ 3 DN thì có gần 1 DN cho rằng chính quyền còn ưu ái cho DN FDI. Đó là kết quả điều tra của PCI được công bố tại lễ công bố trực tuyến Báo cáo thường niên PCI 2020 do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức.

Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chính quyền địa phương ưu ái các doanh nghiệp có phần vốn nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân đã giảm từ con số 37,9% năm 2016 xuống 24,7% năm 2020. Hiện tượng chính quyền địa phương ưu tiên thu hút đầu tư FDI hơn so với thu hút đầu tư tư nhân trong nước đã giảm đáng kể từ 42,3% năm 2016 xuống còn 29% năm 2020.

Chỉ có 41% DN cả tư nhân trong nước và FDI dự kiến sẽ mở rộng kinh doanh trong 2 năm tới, giảm hơn 10 điểm % so với năm 2019.

Chỉ có 41% DN cả tư nhân trong nước và FDI dự kiến sẽ mở rộng kinh doanh trong 2 năm tới, giảm hơn 10 điểm % so với năm 2019.

Nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn nhận thấy chính quyền các tỉnh có những ưu tiên trong việc giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp FDI hơn so với doanh nghiệp tư nhân, những hình thức ưu ái khác trong việc giải quyết thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai... đã giảm dần qua các năm. Đáng chú ý, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân đồng ý với nhận định “Nguồn lực kinh doanh (hợp đồng, đất đai...) chủ yếu rơi vào doanh nghiệp thân quen cán bộ chính quyền” đã giảm mạnh từ con số 72,3% năm 2016 xuống còn 57,9% năm 2020.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tư nhân cho biết “sự ưu đãi cho công ty lớn (cả nhà nước và tư nhân) là cản trở đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” năm 2020 vẫn ở mức 53,9%, chỉ giảm nhẹ so với con số 54,6% năm 2016. Điều này cho thấy chính quyền các địa phương vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong việc tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân.

Theo kết quả điều tra PCI, cứ trong 4 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp cho rằng địa phương ưu ái các doanh nghiệp Nhà nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân. Cứ trong 3 doanh nghiệp thì có gần 1 doanh nghiệp cho rằng, Chính quyền còn ưu ái cho doanh nghiệp FDI.

Vẫn còn 40% DN chưa sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp về kinh tế. Gần 45% DN cho biết họ phải trả các chi phí không chính thức. 54% DN cho rằng hiện tượng nhũng nhiều vẫn còn. 20% DN đánh giá cán bộ Nhà nước trong xử lý công việc còn chưa hiệu quả, chưa thân thiện và cũng còn tới 3% DN phản ánh mỗi năm họ còn bị thanh, kiểm tra quá 5 lần.

Chỉ có 41% DN cả tư nhân trong nước và FDI dự kiến sẽ mở rộng kinh doanh trong 2 năm tới, giảm hơn 10 điểm % so với năm 2019. Điểm số PCI và PCI gốc năm 2020 cũng giảm nhẹ so với năm 2019 và các ngôi sao cải cách – các tỉnh dẫn đầu trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh đã ít có sự bứt phá hơn, cho thấy đà cải cách có phần chững lại, đòi hỏi chúng ta phải có những nỗ lực hơn trong việc thúc đẩy cải cách một cách kiên trì, thực chất và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Điểm số PCI và PCI gốc năm 2020 cũng giảm nhẹ so với năm 2019 và các ngôi sao cải cách – các tỉnh dẫn đầu trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh đã ít có sự bứt phá hơn, cho thấy đà cải cách có phần chững lại, đòi hỏi chúng ta phải có những nỗ lực hơn trong việc thúc đẩy cải cách một cách kiên trì, thực chất và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Năm 2021 cũng là năm đầu tiên thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, và là năm khởi đầu Chương trình tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030. Nhiệm kỳ 5-10 năm tới sẽ là những nhiệm kỳ có ý nghĩa quyết định cho những đột phá của Việt Nam để tiến tới mục tiêu 2045 chúng ta trở thành một quốc gia giàu mạnh.

Chủ tịch VCCI ông Vũ Tiến Lộc bày tỏ sự kỳ vọng vào 2021 năm đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới: “Chúng ta kỳ vọng Chính phủ mới sẽ là một Chính phủ hành động, tiếp bước khát vọng cải cách của Chính phủ tiền nhiệm, quan tâm hơn nữa đến môi trường kinh doanh ở các địa phương và triển khai tốt hơn các chương trình hành động cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như xây dựng một niềm tin và tầm nhìn chiến lược để phát triển DN Việt Nam ngang tầm thế giới”.

Kết quả điều tra DN FDI năm 2020 cho thấy Việt Nam tiếp tục được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn, với lợi thế là chính trị ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng hơn, thanh tra, kiểm tra và chi phí không chính thức đã giảm bớt.

Bạn nghĩ sao?