Ngày 7/4, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Hai năm thực thi Hiệp định CPTPP tại Việt Nam – đánh giá góc nhìn từ doanh nghiệp” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
Bốn doanh nghiệp thì có một doanh nghiệp hưởng… trái ngọt từ CPTPP
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, xuất khẩu của Việt Nam đi các thị trường đã phê chuẩn CPTPP chỉ đạt kim ngạch xấp xỉ năm 2019. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực là tỉ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP trong năm thứ 2 này đã được cải thiện.
Mặc dù vậy, việc hiện thực hóa các cơ hội từ CPTPP còn hạn chế mà theo các DN nhìn nhận là do sự thua kém về năng lực cạnh tranh, các biến động đầy tính bất định của thị trường.
Các DN phản ánh những vướng mắc như: Vẫn thiếu thông tin về các cam kết, các hạn chế khác trong tổ chức thực thi Hiệp định CPTPP và các hiệp định thương mại tự do (FTA) của các cơ quan nhà nước... Cuối cùng là một số nguyên nhân kỹ thuật như quy tắc xuất xứ, cam kết FTA bất lợi cho DN...
Khảo sát mức độ hiểu biết của DN về CPTPP, VCCI cho biết: Có 69% DN nghe nói hoặc biết sơ bộ về Hiệp định này, cao hơn tất cả các FTA khác; 25% DN có hiểu biết nhất định về Hiệp định. Dù vậy, đáng lo là cứ 20 DN mới có một DN biết rõ về các cam kết CPTPP liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình.
“Kết quả này cho thấy các nỗ lực tuyên truyền phổ biến chung về CPTPP đã có hiệu quả ban đầu tích cực nhưng mới trên bề mặt là chủ yếu”, Chủ tịch VCCI nhận định.
Về các tác động trực tiếp, cứ bốn DN thì mới có một DN đã từng được trải nghiệm “trái ngọt” từ Hiệp định CPTPP.
Đáng nói nhất là trong khi các DN FDI và dân doanh có cảm nhận rõ về tác động của CPTPP (với 51-52% DN của các nhóm này cho rằng CPTPP có tác động tích cực) thì khối DN 100% vốn nhà nước phần lớn đứng ngoài những tác động này.
Hội thảo đã đưa ra những đánh giá các vấn đề trong thực thi Hiệp định này và đưa ra khuyến nghị cho nhà nước, doanh nghiệp... trong thời gian tới.
Doanh nghiệp vẫn còn hạn chế về năng lực cạnh tranh khi tham gia Hiệp định CPTPP
Trong 2 năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình thế giới cũng như Đại dịch Covid 19 nhưng kết quả khảo sát của VCCI đã cho thấy nhiều tín hiệu khả quan, có 60,4% doanh nghiệp cho biết sẽ tiếp tục hoạt động bình thường; khoảng 13,3% cho biết sẽ vẫn hoạt động kinh doanh tốt trong bối cảnh đại dịch, thậm chí có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong thời gian tới; chỉ khoảng 17,2% cho biết hoạt động cầm chừng và khoảng 1% phải tính tới ngừng kinh doanh tạm thời hoặc vĩnh viễn thời gian tới.
Trong đó có khoảng 91,5% doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tận dụng được một trong các lợi ích từ CPTPP và các FTA trong hoạt động kinh doanh, trong đó khoảng 57,7% đặt kỳ vọng cao. Sự kỳ vọng này thể hiện ở tất cả các khu vực doanh nghiệp cả FDI, dân doanh và 100% vốn Nhà nước.
Nếu như 5 năm trước, bất cập trong thực thi của cơ quan nhà nước là những lý do chủ yếu cản trở doanh nghiệp thì nay nguyên nhân lại là từ năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp.
Theo ông Vũ Tiến Lộc Chủ tịch VCCI, sự thua kém về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam sẽ là trở ngại trong việc hiện thực hóa các cơ hội kỳ vọng từ CPTPP và các FTA trong tương lai. Bên cạnh đó, biến động bất định của thị trường; thiếu thông tin về các cam kết, cách hiểu và vận dụng các cam kết; sự chậm chạp, vướng mắc, thiếu linh hoạt cũng như các hạn chế khác trong tổ chức thực thi CPTPP và các FTA của các cơ quan nhà nước; các tiêu chuẩn kỹ thuật như quy tắc xuất xứ còn quá khó…, cũng sẽ là những trở ngại trong việc tận dụng, khai thác các cơ hội để kinh doanh.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), VCCI đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp về Hiệp định CPTPP, thì có tới 6,84 doanh nghiệp tư nhân không biết gì về CPTPP; chỉ có 27,27% doanh nghiệp Nhà nước và 22,63% doanh nghiệp tư nhân có biết về CPTPP.
Báo cáo của VCCI cho rằng để chuẩn bị cho tương lai xa mà ở đó Hiệp định CPTPP và các FTA có thể là một trợ lực hiệu quả, có tới 3/4 số doanh nghiệp cho biết họ đã và đang có kế hoạch điều chỉnh kinh doanh để tận dụng các hiệp định này. Đầu tiên là điều chỉnh để củng cố, cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sau đó, tính toán tận dụng các cơ hội thị trường trực diện từ Hiệp định CPTPP và các FTA.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khối CPTPP có nhiều bước tiến mới
Năm 2019 là năm đầu thực thi Hiệp định CPTPP kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác trong khối này đạt tăng trưởng trung bình 7,2% so với năm 2018, trong khi nhập khẩu chỉ tăng nhẹ 0,7%. Xuất khẩu sang thị trường mới trong CPTPP ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng (trong khoảng từ 26%-36%). Cụ thể, trong năm 2019, xuất khẩu sang 6 nước CPTPP đạt 34,3 tỉ USD, tăng 8,1%. Năm 2020, dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu sang 6 nước duy trì ở mức gần tương đương 2019, đạt 34 tỉ USD, tăng 12,02%.
Có 2 thị trường nổi lên trong bức tranh xuất khẩu của Việt Nam sang khối CPTPP là Canada và Mexico.
Xuất khẩu sang Canada năm 2020 đạt kim ngạch gần 4,4 tỉ USD, tăng 12% - cao hơn nhiều so với mức tăng xuất khẩu chung (7%).
Trong đó, xuất khẩu các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng gồm điện thoại các loại chiếm trên 62%/năm; Các sản phẩm mây, tre, cói và thảm; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc; Sản phẩm từ sắt thép; Phương tiện vận tải và phụ tùng… xuất khẩu sang Canada trong năm 2020 chiếm 25%, còn lại 15% là các sản phẩm gỗ, đồ gỗ, hàng rau quả, dụng cụ thể thao.
Mexico là đối tác thương mại lớn thứ 3 lại Mỹ La Tinh. Trong thời gian qua, thương mại hai chiều tăng bình quân 14,6%/năm. Xuất khẩu tăng bình quân 18,8%/năm.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Thông điệp gửi mẹ qua chiếc chong chóng tuổi thơ
- Tập đoàn Geleximco và những dự án nhà ở ghi dấu ấn
- Tập đoàn BRG lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng BCI Asia Awards 2022
- Những “chuyến tàu trở về tuổi thơ” xuất phát tại công viên xanh lớn nhất miền Bắc
- Sổ tiết kiệm HDBank trị giá 300 triệu đồng đã tìm được chủ nhân
- Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, giá vé tăng, hàng không và đường sắt dự kiến tăng chuyến