Từ đầu năm 2021 đến nay, bất chấp tác động của đại dịch Covid-19, giá đất từ Bắc đến Nam vẫn tăng chóng mặt. Thị trường bất động sản xuất hiện những "cơn sốt" khó tin, xảy ra ở khắp 3 miền trên cả nước. Điều này tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, gây hoang mang cho người dân.
Đánh giá về nguyên nhân của những "cơn sốt" đất này, ông Phạm Lâm, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty CP DKRA Việt Nam cho rằng, một phần là do người dân có dòng tiền nhàn rỗi và kỳ vọng về giá bất động sản tăng, trong bối cảnh nền kinh tế hồi phục tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, tín hiệu lạc quan… Một số kênh đầu tư tích trữ an toàn như tiền gửi có lãi suất thấp nên nhà đầu tư tìm đến kênh hấp dẫn hơn như bất động sản.
Theo ông Lâm, nếu nhìn ở bức tranh chung, "cơn sốt" đất xảy ra cục bộ ở một số địa phương khi có thông tin về quy hoạch. Giá có thể tăng vài trăm triệu đồng đến vài tỉ đồng… nhưng không phải là giao dịch quy mô lớn mà chủ yếu là giao dịch nhỏ, do một nhóm người đưa ra những thông tin về quy hoạch, điều chỉnh giá đất để trục lợi, kiếm lời qua "cơn sốt" đất.
Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty địa ốc Phú Đông khẳng định, các đối tượng đứng đằng sau tạo cơn sốt đất đang hoạt động ngày càng tinh vi. Nắm bắt được sự tăng giá và sức nóng của thị trường phụ thuộc vào các giao dịch thực tế, họ thậm chí cố tình thực hiện các vụ mua bán thật dù không nhiều và sử dụng chính giao dịch đó làm mồi nhử, tạo tâm lý đám đông. Họ còn sử dụng đội ngũ cò mồi và mạng xã hội để gây hiệu ứng thu hút các nhà đầu tư tay ngang nhập cuộc. Khi cơn sốt lên đỉnh điểm, các đối tượng này rút khỏi thị trường và để lại nhiều hệ lụy cho những người đến sau.
Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) thừa nhận, thời gian qua khi thị trường địa ốc xảy ra sốt đất có nhiều nhà đầu tư F0 (lần đầu tham gia thị trường) đổ tiền mua nhà đất. Việc họ mắc bẫy tâm lý đám đông trong cơn sốt đất là điều dễ hiểu vì họ thiếu kiến thức, non kinh nghiệm.
Sau những cơn sốt đất, đông đảo người thu nhập trung bình và thấp bị mất cơ hội an cư lạc nghiệp vì mặt bằng giá đẩy lên quá cao. Vừa qua, một dự án có giá 30-33 triệu đồng mỗi m2 nhưng sau cơn sốt, giá bán đã bị đẩy lên trên 50 triệu đồng mỗi m2. "Cơ hội nhà ở của người tiêu dùng có nhu cầu thật tại dự án này bị mất đi", ông Châu nói.
Chủ tịch HoREA, ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh, hệ lụy của tình trạng sốt giá đất không mới vì đã từng xảy ra hơn 10 năm trước. Đơn cử như câu chuyện của TP Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với 5 lần sốt giá và 5 lần xẹp "bong bóng" và nhà đầu tư cuối cùng "ôm sô", không rút tiền ra kịp thì mất tài sản. Hệ lụy này khiến nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại, thậm chí phá sản trong khi nhà đất bị bỏ hoang. Bài học từ những cơn sốt giá đất trước đây vẫn còn nhan nhản khắp thị trường, khi cơn sốt đi qua, đất nông nghiệp bị bỏ hoang, không đưa vào sử dụng.
Để giải quyết triệt để những cơn sốt đất, lãnh đạo HoREA đề xuất nên đánh thuế chuyển nhượng rất cao nhằm triệt tiêu ý chí của nhà đầu tư. Cụ thể, nếu nhà đầu tư mua đi bán lại sẽ bị đánh thuế cao trong 2-3 năm đầu khi chuyển nhượng. Đồng thời, nhà nước cũng cần đánh thuế những người có nhiều bất động sản và đánh thuế ở mức cao nếu không đưa đất vào sử dụng. Hiện nay, nhà nước có chính sách thu hồi đất, chậm đưa vào sử dụng nhưng chỉ thu hồi những dự án bất động sản không đưa vào sử dụng.
Để giải quyết triệt để những cơn sốt đất, lãnh đạo HoREA đề xuất nên đánh thuế chuyển nhượng rất cao nhằm triệt tiêu ý chí của nhà đầu tư. Cụ thể, nếu nhà đầu tư mua đi bán lại sẽ bị đánh thuế cao trong 2-3 năm đầu khi chuyển nhượng. Đồng thời, nhà nước cũng cần đánh thuế những người có nhiều bất động sản và đánh thuế ở mức cao nếu không đưa đất vào sử dụng. Hiện nay, nhà nước có chính sách thu hồi đất, chậm đưa vào sử dụng nhưng chỉ thu hồi những dự án bất động sản không đưa vào sử dụng.
TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, cho rằng vai trò của truyền thông ở các cấp cơ sơ rất quan trọng, nhất là những địa phương nơi xảy ra sốt đất.
Bởi nếu sốt đất, người dân sẵn sàng bán đất nông nghiệp - vốn là tư liệu sản xuất hằng ngày. Sau đó khi cơn sốt đi qua, họ không biết làm gì để có thêm thu nhập từ đó ảnh hưởng đến xã hội.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Hậu kiến nghị các ngân hàng dưới sự quản lý nhà nước phải có cơ chế và chính sách chặt chẽ để lường trước được những rủi ro trong việc cho vay bất động sản.
"Chính sách quản lý cần thống nhất về cơ chế định giá đất theo thị trường. Về lâu dài nên bỏ khung giá đất do Chính phủ ban hành và giao UBND cấp tỉnh ban hành giá đất theo mục đích sử dụng đất để tính các nghĩa vụ tài chính về đất đai cũng như bồi thường khi thu hồi đất. Có cơ chế giám sát việc xây dựng bảng giá đất một cách công khai minh bạch…", luật sư Nguyễn Văn Hậu đề xuất.
Dưới góc độ ngân hàng, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cũng cho rằng, việc quản lý vốn tín dụng chảy vào bất động sản là hợp lý, trong tầm kiểm soát. Bởi thực tế trong quá khứ, nhiều ngân hàng đã có những bài học "thấm thía" về cho vay bất động sản, nhất là trong những "cơn sốt" đất. Do đó, họ rất thận trọng cho vay, để tránh nợ xấu.
Ông Minh cho biết, hiện dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản khoảng 350.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 13,5% trong tổng dư nợ. Nếu so với đầu năm, tín dụng bất động sản ở TP HCM tăng khoảng 2%, tương đương mức tăng bình quân chung.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank
- HDBank nhận 3 giải thưởng tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024
- HDBank đóng góp 100 tỷ đồng, hưởng ứng đợt cao điểm 450 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
- Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ, tăng 46,6%, triển khai chia cổ tức 20%
- HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC
- HDBank: Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam nhận Giải thưởng Xanh từ The Asian Banker