Nhận định được đưa ra trong một báo cáo của ngân hàng Credit Suisse công bố ngày 4/12.
Trong báo cáo, ngân hàng Thụy Sỹ này đã dự báo biên lợi nhuận tính theo USD của chỉ số chứng khoán MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản) là 19% từ nay đến cuối năm 2021. Con số này cao hơn đáng kể so với mức trung bình 15% trên toàn cầu.
Ông Dan Fineman, đồng trưởng bộ phận chiến lược thị trường chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Credit Suisse, cho biết trong một hội thảo trực tuyến mới đây rằng thị trường chứng khoán châu Á không bao gồm Nhật Bản sẽ là thị trường mạnh nhất trên thế giới vào năm tới.
Theo ông Fineman, mức tăng trưởng về lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS – thường được dùng để ước tính giá trị của một công ty) có thể duy trì ở trạng thái khá mạnh mẽ ít nhất từ 3 - 5 năm trên toàn châu Á, nhờ được hỗ trợ bởi các yếu tố như tăng trưởng kinh tế ổn định và áp lực thuế suy giảm.
Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu được cải thiện và đồng nội tệ tăng giá cũng sẽ hỗ trợ chứng khoán châu Á, vốn vẫn chưa thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Trong số các thị trường châu Á, Credit Suisse đánh giá triển vọng của chứng khoán Hàn Quốc cao nhất, với mức dự báo mức tăng trưởng EPS của nước này trong năm 2021 là 43%.
Ông Fineman cho biết cổ phiếu của Hàn Quốc rẻ hơn so với các nước láng giềng Bắc Á. Bên cạnh đó, Hàn Quốc là quê hương của các nhà sản xuất bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (chip DRAM) thường được sử dụng nhiều cho các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính cầm tay (laptop). Đây cũng là một lĩnh vực được Credit Suisse ưa thích.
Chuyên gia Fineman giải thích rằng thị trường chứng khoán và nền kinh tế Hàn Quốc rất có tính chu kỳ. Nếu nhà đầu tư đang chờ đợi sự trỗi dậy của kinh tế toàn cầu, đây là thời điểm tốt để hướng tới thị trường chứng khoán Hàn Quốc.
Các thị trường châu Á khác được Credit Suisse đánh giá cao cũng bao gồm Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Trung Quốc và Thái Lan.
Còn xét theo lĩnh vực, Credit Suisse tỏ ra ưu ái nhất là bất động sản khi lĩnh vực này có dấu hiệu phục hồi tại một số thị trường, đặc biệt là Hong Kong. Ngân hàng Thụy Sỹ còn cho biết hoạt động mua bất động sản tại châu Á có thể được thúc đẩy nhờ lãi suất ngắn hạn thấp do hầu hết các khoản thế chấp ở khu vực đều định giá theo lãi suất này.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Chứng khoán An Bình lên tiếng trước thông tin xử phạt hành chính của UBCK
- Cổ phiếu Vinamilk hấp dẫn khối ngoại nhờ cổ tức cao
- Đối chiếu 5 nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett vào cổ phiếu VNM
- Tuần qua, loạt cổ phiếu "họ" GEX liên quan ông Tuấn "mượt" liên tục lao dốc
- Hủy quyết định xử phạt 1,5 tỷ đồng đối với ông Trịnh Văn Quyết
- Lo ngại về chính sách của Fed đẩy chứng khoán Mỹ lao dốc phiên 10/2