PV - 08:31 - 15/01/2021
 
Lần đầu tiên trong hành trình 9 năm, Phân bón Cà Mau cán mốc 928,49 nghìn tấn sản lượng ure quy đổi, đạt 104% và về đích trước 14 ngày so kế hoạch; ghi nhận dấu ấn 7 triệu tấn sản phẩm của Công ty trên thị trường.

 Dịch Covid, khí hậu cực đoan ảnh hưởng canh tác nông nghiệp và thị trường nông sản khiến nhu cầu phân bón sụt giảm. Tuy nhiên, bộ sản phẩm “Hạt Ngọc Mùa Vàng” chất lượng uy tín tiếp tục được hàng triệu hộ nông tin dùng ủng hộ. Với sự sát cánh đồng hành của đội ngũ kỹ sư PVCFC, bà con được tư vấn kỹ thuật, phương pháp giúp phát huy tối đa tính năng phân bón, đạt hiệu quả mùa vụ tối ưu trong điều kiện khí hậu bất lợi.

Sản lượng tiêu thụ ure ước tính 930,65 nghìn tấn, đạt 107% kế hoạch và tăng 16% so cùng kỳ năm 2019. Các mặt hàng tự doanh, sản phẩm mới và phế phẩm phụ trợ cũng ghi nhận khả quan với 1.135,42 nghìn tấn bán ra.

1

 

Tận dụng lợi thế giá khí thấp do giá dầu giảm, Phân bón Cà Mau tiết giảm chi phí giá thành. Sản phẩm tiêu thụ tốt, giá hợp lý mang về doanh thu 7.256 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch đề ra, cao hơn năm2019.

Lợi nhuận trước thuế ước đạt 657,31 tỷ đồng, tăng 29% so chỉ tiêu năm 2020 và đến 43% so năm trước. Những kết quả minh chứng nỗ lực vượt bậc của toàn đội ngũ trong bối cảnh vấn nạn hàng nhái kém chất lượng còn tràn lan, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.

2020 là năm tiếp tục thực hiện thắng lợi mục tiêu tiết giảm chi phí với mức 91,3 tỷ đồng, đạt 102% so kế hoạch. Nộp ngân sách Nhà nước đúng hạn, hoàn thành trách nhiệm doanh nghiệp.

Giữ vững thị trường truyền thống song song mở rộng thị trường mục tiêu, Phân bón Cà Mau tiếp tục đạt nhiều thành tựu ở mảng xuất khẩu. Xâm nhập thành công và từng bước chiếm lĩnh thị phần các nước khu vực châu Á như: Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ… đặc biệt vươn đến Brazil. Tổng sản lượng tiêu thụ đạt gần 300.000 tấn.

Nhìn chung các mục tiêu tài chính quan trọng bao gồm sản xuất, doanh thu, lợi nhuận… mà tập đoàn giao phó đều được hoàn thành tốt nhất. Đây là động lực để Phân bón Cà Mau tiếp nối tiến vào năm kinh doanh 2021.

2

 

Bên cạnh các mặt thuận lợi khách quan từ chính sách chính phủ, sự hỗ trợ của tập đoàn thì cốt lõi thành công của PVCFC đến từ bản lĩnh và sự đồng lòng.

Trước vô vàn khó khăn điều kiện tự nhiên và thị trường, Ban lãnh đạo kiên định mục tiêu, linh hoạt chiến lược, điềm tĩnh dẫn dắt đội ngũ chung sức vượt sóng. Phân bón Cà Mau như “cây tràm, cây đước” trong giông bão càng vững vàng chắn sóng vươn lên.

Đội ngũ kỹ sư tay nghề lần đầu tự thực hiện bảo dưỡng tổng thể hơn 1.813 hạng mục của nhà máy mà không cần chuyên gia nước ngoài, đánh dấu bước trưởng thành mạnh mẽ và khả năng làm chủ công nghệ mới. Một vài sự cố nhỏ được kiểm soát, bộ máy vận hành ổn định đạt công suất tối đa 110%.

Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn bên cạnh sát sao đời sống CBCNV. Trước diễn biến Covid-19 khó lường và nạn hạn mặn, Ban lãnh đạo PVCFC linh hoạt điều chỉnh kế hoạch kinh doanh trên cơ sở hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của nhà nông, khách hàng, đối tác và đội ngũ.

Văn hóa bản sắc Phân bón Cà Mau tiếp tục phát huy đậm nét, lan tỏa giá trị. Mỗi thành viên luôn tự làm mới mỗi ngày, trở thành phiên bản tốt hơn hôm qua. Nâng cấp bản thân từ thể chất đến tinh thần. Các phong trào rèn luyện thể thao, thi đua phát kiến sáng tạo được đẩy mạnh tạo không khí sôi động trong toàn đội ngũ. Lạc quan tích cực, hăng say cống hiến, chung lòng quyết tâm là cốt lõi của sức mạnh lớn.

Phải nói rằng, năm 2020 nhiều phép thử cho các doanh nghiệp nói chung, Phân bón Cà Mau nói riêng. Những thách thức nếu không đủ bản lĩnh khó lòng trụ vững. Gánh vác sứ mệnh phụng sự nông nghiệp Việt Nam, tâm niệm san sẻ cộng đồng, công ty nỗ lực tối đa vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất, tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và đóng góp tích cực cho xã hội, đất nước.

“Top 10 nhà máy có hiệu quả hoạt động tốt nhất thế giới” là thành quả xứng đáng cho nỗ lực không mệt mỏi suốt năm qua. Tiến đến năm 2021, tập thể Phân bón Cà Mau cùng kề vai chung sức. Dưới sự dẫn dắt của Ban lãnh đạo, quyết tâm gặt hái thành công mới, góp phần xây dựng nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững.

Bạn nghĩ sao?