Tiên Nguyễn -
 
Kể từ ngày 1/1/2022, hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại Điều 26 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP).

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

bang-ke-hoa-don

 Từ ngày 1/1/2022 thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 2 năm

Theo đó, kể từ ngày 1/1/2022 thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 2 năm (thay vì 1 năm như hiện hành).

Nghị định 102/2021/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 22 xử phạt hành vi cho, bán hóa đơn. Cụ thể, phạt tiền từ 20 đến 50 triệu đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn; trừ hành vi cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành; cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng đặt in hóa đơn cho tổ chức, cá nhân khác (Nghị định 125 phạt tiền từ 20 đến 50 triệu đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập).

Bên cạnh đó, Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 4 - 8 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập; làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc; làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế. Các bên liên quan phải lập biên bản ghi nhận việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 26 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Lưu ý, mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì bị phạt gấp đôi cá nhân.

Bạn nghĩ sao?