Ngày 03/11/2020, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc sở NN&PTNT Hà Nội ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của dự án “Cải tạo, nâng cấp mái thượng lưu đê tả Đáy từ km65 +800 đến K66+170, từ K66+840 đến K67+700 xã Vạn Thái và mái Hạ Lưu đê tả Đáy từ K75+730 đến K76+000 xã Phù Lưu, huyệnn Ứng Hòa”. Đơn vị trúng thầu là Doanh nghiệp tư nhân xây dựng và thương mại Mạnh Vân (địa chỉ: số 82, đường Đào Duy Anh phường Hải Tân, TP Hải Dương), giá trúng thầu là 5.898.588.000 đồng.
Theo quyết định trên, Ban Duy tu công trình NN&PTNT chịu trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát nghiệm thu khối lượng công việc do nhà thầu thực hiện; Tập trung chỉ đạo giám sát chặt chẽ nhà thầu trong suốt quá trình thực hiện gói thầu để hoàn thành gói thầu đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật công trình; đảm bảo an toàn lao động, công tác vệ sinh môi trường... không để xảy ra lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Nhà thầu thi công chịu trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, an toàn giao thông...
Theo ghi nhận của PV, tại công trường thi công thường xuyên vắng bóng cán bộ giám sát, chỉ huy trưởng. Nhà thầu có dấu hiệu thi công ẩu. Tại công trường không có biển bảng cảnh báo, rào chắn. Đặc biệt, nhiều điểm tường kè chắn lũ đã bị nhà thầu tự ý đập phá để mở lối đi. Trong quá trình thi công, xe tải chở đất, máy móc thường xuyên ra vào gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Theo biện pháp thi công được đề xuất, khi nạo vét đất, nhà thầu phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, đổ thải đúng vị trí được phê duyệt. Nhưng theo điều tra của phóng viên, nhà thầu Mạnh Vân lại đổ thải trái quy định tại thôn Thái Bình, xã Vạn Thái. Bên cạnh đó, nhà thầu còn tự ý bán đất cho một số hộ dân trong khu vực.
Theo hồ sơ dự thầu, Doanh nghiệp Mạnh Vân đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Hưng Hòa để cung cấp vật liệu xây dựng. Trong đó, vật liệu đất đắp các loại được lấy từ huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Nhưng theo tài liệu điều tra của phóng viên, nhà thầu đang sử dụng loại đất đắp được lấy từ thôn Dương, xã Thanh Cao, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Đây là loại đất phong hóa, lẫn nhiều tạp chất, có dấu hiệu không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để làm nền móng. Trong khi đó, nền móng là một hạng mục rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến độ bền chắc của hệ thống đê kè.
Để việc triển khai dự án được thực hiện đúng quy định, tiền ngân sách được sử dụng hiệu quả và minh bạch, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội cần sớm vào cuộc thanh kiểm tra các dấu hiệu tại dự án trên và xử lý nghiêm các sai phạm của nhà thầu.
Theo Tầm Nhìn
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Khánh Hòa: Tuyên án 7 cựu quan chức vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý đất đai
- Nóng: Khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh
- Chủ tịch Tập đoàn Đỗ Anh Dũng bị bắt, ủy quyền cho con trai cả Đỗ Hoàng Minh, Phó Tổng Giám đốc điều hành Tân Hoàng Minh
- Kiểm tra, rà soát tài sản bất động sản của Giám đốc CDC tỉnh Đắk Lắk
- Quảng Trị: Khởi tố vụ án đánh tráo lô hàng gần 4 tỷ đồng
- Nhật Bản: Bắt nghi phạm dọa bắn máy bay Vietnam Airlines