Báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh và đầu tư trong bối cảnh dịch Covid-19 với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC), ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Petrolimex (Petrolimex - Mã: PLX) cho biết, 8 tháng đầu năm, sản lượng xăng dầu xuất bán hợp nhất ước đạt 8,35 triệu m3-tấn, bằng 73% kế hoạch năm 2020 và giảm 8% so với cùng kì năm 2019.
Trong năm 2020 - 2021, tập đoàn đặt ra kế hoạch bán toàn bộ số cổ phiếu qũy còn lại để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư và phát triển của tập đoàn. Đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt trong cân đối nguồn vốn do tình hình kết quả kinh doanh không thuận lợi năm 2020 ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và sự sụt giảm giá dầu đột ngột.
Bên cạnh đó, với sự thay đổi của Luật Chứng khoán và các quy định hướng dẫn đi kèm, trong giai đoạn 2020 - 2021, các doanh nghiệp có cổ phiếu quĩ sẽ phải hủy và giảm vốn điều lệ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp, cổ đông, đặc biệt cổ đông nhà nước.
Từ ngày 27/8 - 15/9, Petrolimex đã bán ra 13 triệu cổ phiếu qũy. Cùng thời điểm, tổ chức Eneos Corporation (Nhật Bản) đã mua vào đúng 13 triệu cổ phiếu qua giao dịch khớp lệnh. Nhiều khả năng Petrolimex đã bán 13 triệu cổ phiếu qũy cho Eneos Corporation.
Sau khi bán xong 13 triệu cổ phiếu qũy, Petrolimex còn lại hơn 75 triệu cổ phiếu qũy.
Về phương án giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước, theo ông Phạm Văn Thanh, ngày 29/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 908/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 để thay thế Quyết định số 1232/QĐ-TTg.
Theo đó, Petrolimex nằm trong danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện sắp xếp, thoái vốn theo phương án cụ thể.
Ngày 5/8/2020, CMSC đã có văn bản về phương án sắp xếp, thoái vốn của Petrolimex theo Quyết định số 908. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban, Petrolimex đang triển khai xây dựng Đề án thực hiện Quyết định 908 với các phương án và lộ trình cụ thể để giảm tỉ lệ sở hữu nhà nước và dựa trên cân đối nhu cầu sử dụng vốn để đầu tư phát triển của tập đoàn trong giai đoạn 2020 - 2030.
Theo ông Phạm Tuấn Anh – Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, tình hình sản xuất, kinh doanh của Petrolimex từ đầu năm chịu nhiều tác động bởi dịch Covid-19, nhưng với mô hình hoạt động đa ngành nghề kinh doanh, đặc biệt trong năm 2020, sự hiệu quả trong các ngành kinh doanh khác (hóa dầu, vận tải bộ, vận tải thủy, ngân hàng, bảo hiểm) đã bù trừ cho kết quả kinh doanh của ngành nghề kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn đang gặp khó khăn do dịch bệnh là nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu.
Về phương án sắp xếp, thoái vốn của Petrolimex, lãnh đạo Vụ Tổng hợp nhận định, thời gian qua, Petrolimex tiến hành cổ phần hóa và có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, góp phần nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp của Tập đoàn. Với những đề xuất của Petrolimex, ông Phạm Tuấn Anh đề nghị, trong báo cáo trình Chính phủ, Tập đoàn cần làm rõ phần tỷ lệ vốn góp của Nhà nước, của nhà đầu tư tối đa và của nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, ông Phạm Tuấn Anh cũng đề nghị Tập đoàn nêu cụ thể mức vốn góp tại các doanh nghiệp trực thuộc để có lộ trình, kế hoạch tái cơ cấu tổng thể giúp cơ cấu mô hình của Petrolimex thích nghi linh hoạt với giai đoạn mới.
Đề cập tới kế hoạch bán toàn bộ số cổ phiếu quỹ còn lại để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư và phát triển của Tập đoàn, ông Phạm Tuấn Anh chia sẻ quan điểm đồng tình của Ủy ban, đồng thời, lưu ý Petrolimex cần thực hiện công tác quảng bá, giới thiệu hiệu quả với các nhà đầu tư để có thể bán và thu được lợi nhuận cao nhất.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Viết nhạc bằng cả trái tim
- Suntory Pepsico Việt Nam khẩn trương hỗ trợ nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Nơi biên cương: “Điểm tựa”!
- Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngành xây dựng
- Công bố chương trình ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngành xây dựng HUCE-INTECH 2023
- Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo lĩnh vực xây dựng