Xã Nghi Sơn, là một xã ven biển, nằm trên đảo Biện Sơn, huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn). Phía tây xã giáp Hải Thượng, Hải Hà; các phía còn lại, đều giáp biển. Do đó, người dân xã Nghi Sơn chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản. Với đặc điểm địa hình và cơ cấu kinh tế như thế, nên năm 2013, xã Nghi Sơn, được Nhà nước công nhận là xã đặc biệt khó khăn vùng Bãi ngang ven biển và hải đảo, theo Quyết định 539/QĐ-TTg, ngày 01 tháng 4 năm 2013, của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi có chế độ này, thì cuối năm 2013, khi bắt đầu đến kỳ nhận tiền chế độ của cán bộ, nhân viên làm việc trên địa bàn, lãnh đạo xã Nghi Sơn khi đó, là Ông Nguyễn Ngọc Thương Bí thư Đảng ủy xã đã chủ trương triển khai xuống các đơn vị công lập trong xã, vận động mỗi người nộp lại từ 3 đến 10 triệu đồng, để lấy tiền “chạy chế độ bãi ngang”. Vì theo như lời ông Thương, để được hưởng chế độ này, xã đã phải chạy mất rất nhiều tiền!
Thực hiện chủ trương của ông Thương, tất cả các đơn vị công lập trên địa bàn xã đều phải đóng góp.
Nhận được đơn tố cáo của nhiều người đã phải đóng góp trong cuộc này Phóng viên đã xác minh thực tế, tiếp cận các công chức, viên chức có đơn tố cáo và những người đã công tác tại xã Nghi Sơn, năm 2013, để xác minh chính xác sự vụ này. Qua xác minh, phóng viên đã thu thập được những thông tin chính xác, cụ thể như sau:
Tại trường Trung học cơ sở Nghi Sơn, ông T.N.T, nguyên là hiệu trưởng nhà trường năm 2013,(hiện đã chuyển công tác), xác nhận: việc triển khai thu tiền để chạy chế độ Bãi ngang, là hoàn toàn có thật! Chính tôi là người được mời sang ủy ban họp bàn triển khai vụ việc này. Tuy sự việc là có thật, nhưng không ai ghi biên bản cả. Bản thân tôi, khi đó cũng phải nộp 5 triệu và toàn thể giáo viên trường tôi, khi đó là hơn 30 người, đều phải nộp, người nộp ít nhất cũng 1-2 triệu. Khi đó, tổng thu của trường tôi được ít so với chỉ tiêu, nên các anh ấy còn chê ít..! Ông T cho biết thêm, vụ việc này, đã có thông tin phản ánh lên huyện, nên sau đó, có người có chức năng cũng đã có vài lần cho người gọi tôi để xác minh. Tôi vẫn nói là, “có việc đó thật”. Nhưng không biết sao sau một vài lần hỏi, rồi chẳng thấy gì nữa! Giáo viên trường tôi khi đó, thật ra không ai đồng tình, nhưng nộp thì ai cũng đành phải nộp. Tại thời điểm đó, không riêng trường tôi, mà tất cả cán bộ công chức viên chức ở xã, từ cán bộ y tế trở đi, đều phải đóng khoản tiền này.
Tiếp đó, Phóng viên đến gặp nguyên hiệu trưởng trường tiểu học Nghi Sơn. Cô N.T.H (hiện đã chuyển công tác), Cô H xác nhận, thời điểm đó tôi mới chuyển công tác về trường, nhưng cũng phải đóng 3 triệu. Khi đó các giáo viên trường tôi nhiều ít đều phải chấp nhận đóng cả.
Tại trạm y tế xã Nghi Sơn, Phóng viên gặp ông T.V.D, nguyên trưởng trạm y tế xã thời đó (hiện ông D đã chuyển công tác). Ông D cũng xác nhận: Việc đóng tiền chạy chế độ Bãi ngang, là có thật! Tôi cũng được mời họp triển khai sự vụ này, và tôi cũng phải nộp 10 triệu đồng, nhân viên của tôi khi đó cả 4 người đều phải nộp, người nộp cao 10 triệu, người nộp ít nhất cũng 5 triệu.
Khi Phóng viên đưa danh sách đã ký nộp tiền đến người ký nộp tiền, để xác minh chữ ký của người nộp. Khi hỏi anh D, thì anh công nhận, đây đúng là chữ ký của tôi!
Khối UBND xã thời điểm đó, tất cả cán bộ, công chức đều phải nộp khoản tiền này. Chúng tôi đã gặp một số cán bộ, công chức đã công tác tại xã Nghi Sơn, thời điểm đó, như anh H.N.H, phải nộp 5,5 triệu; anh N.V.H, Nộp 6,5 triệu; anh N.N.L, nộp 5,5 triệu. -Tất cả đều xác nhận đúng là chữ ký của mình, có trong danh sách này.
Theo hồ sơ PV nắm được, thì khoản tiền thu của cán bộ, công chức, viên chức tại danh sách thu tiền, có chữ ký của người nộp được lập là: các đồng chí cán bộ hưởng lương thuộc khối Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, các tổ chức đoàn thể trạm Y tế và các trường (Trường THCS, TH, MN). Tiền nộp này là tiền chạy chế độ Bãi ngang, năm 2013. Nhưng lạ thay là, tại biên nhận của kế toán, thì lại ghi là tiền vay của cán bộ, công chức. Nếu tiền vay, thì vay để làm gì? Và vay tại sao không ghi thời hạn trả nợ, tại sao vay từ 2013 đến nay đã gần 10 năm, nhưng vẫn không trả? Đã có khoản tiền vay này rồi, tại sao lại còn có khoản tiền (có danh sách kèm theo) ghi là “nộp tiền chạy chế độ bãi ngang” Sao nhiều khoản tiền thế và tiền đó bây giờ nó nằm ở đâu?! Nếu tiền “chạy bãi ngang”, thì ai là người đứng ra “chạy”? Chạy với ai và ai nhận tiền này?! Câu hỏi này chắc chắn không ai trả lời được! Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 1/4/2013 mà mãi cuối năm 2013 ông Thương mới có chủ trương thu tiền để “chạy” thì lạ thật! Vì “ai lại phải chạy cái nó đã có rồi” ấy! Thật vô lý đến thế là cùng!
Vì thế, đây là vấn đề cần, rất cần phải làm minh bạch! Bởi nó đánh vào cái dạ dày của công chức, viên chức đang công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, nó làm ảnh hưởng đến sự trong sáng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đây là vấn đề chống tiêu cực, mà sự thật, đã rất rõ ràng! Vì vậy, chúng tôi kiến nghị với các cơ quan chức năng ở Thị xã Nghi Sơn, cần nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc này!
Theo Tầm nhìn
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Viết nhạc bằng cả trái tim
- Suntory Pepsico Việt Nam khẩn trương hỗ trợ nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Nơi biên cương: “Điểm tựa”!
- Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngành xây dựng
- Công bố chương trình ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngành xây dựng HUCE-INTECH 2023
- Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo lĩnh vực xây dựng