Ngày 18/11, UBND TPHCM ban hành kế hoạch triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn TPHCM.
Theo đó, kế hoạch nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn TP. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng trong đấu tranh, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; từng bước góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, bình đẳng, tuân thủ các quy định pháp luật, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững.
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, TP đề ra các giải pháp như: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn TP đã được quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử; tổng hợp, đánh giá, phân loại đối tượng, mặt hàng, nhận diện các hành vi, phương thức, thủ đoạn để có kế hoạch đấu tranh, giải pháp công nghệ, kỹ thuật phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo phát hiện, xử lý kịp thời các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Hằng tháng, tổ công tác sẽ xây dựng hoạt động theo chuyên đề cụ thể, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm, phân tích những khó khăn và thuận lợi để áp dụng triển khai cho từng đơn vị, địa phương. Trường hợp phát sinh những vướng mắc sẽ báo cáo Lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia để có điều kiện xây dựng cơ sở chính sách thuận lợi cho các lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ.
Các tổ công tác được giao nhiệm vụ tiến hành rà soát, phân loại danh sách các trang web ứng dụng thương mại điện tử; tăng cường công tác hợp tác quốc tế với các tổ chức có liên quan để phối hợp điều tra, xử lý đối với các tên miền, các website, mạng xã hội đối tượng ở nước ngoài và đối tượng sử dụng các dịch vụ trên không gian mạng do nước ngoài cung cấp xuyên biên giới để hoạt động thương mại điện tử vi phạm pháp luật nước Việt Nam.
Đồng thời, tăng cường rà soát, góp ý sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục những bất cập, sơ hở để hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với pháp lý và tập quán quốc tế về hoạt động thương mại điện tử.
Theo ông Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Kế hoạch được ban hành nhằm chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, hiệu quả vấn đề đang nóng hiện nay trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử.
Việc có chế tài mạnh góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh sẽ tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững, tránh thất thu thuế cho Nhà nước, hạn chế tối đa những kẽ hở, không để các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả.
Trước đó, Tổng cục Thuế cho hay, ngành thuế đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về thu thuế kinh doanh thương mại điện tử. Riêng tại Hà Nội, có khoảng hơn 18.300 cá nhân, tổ chức cá nhân có thu nhập từ Google, Facebook, YouTube với khoảng 1.460 tỷ đồng. Cơ quan thuế đã trực tiếp hướng dẫn kê khai nộp thuế và số tiền truy thu thuế là 13,9 tỷ đồng.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Doanh nghiệp Đài Loan muốn đầu tư thêm 3 nhà máy tại Thanh Hóa
- Nghệ An: Triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP)
- Giá xăng dầu có thể tiếp tục tăng
- Sau Tết, nhu cầu tuyển dụng lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng mạnh
- Hải Phòng: Quy định hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng từ 10/12/2021
- Giá gas giảm mạnh sau 6 lần tăng liên tiếp