Công ty cổ phần IPP Air Cargo vừa trình Bộ Kế hoạch Đầu tư và các bộ ngành liên quan xem xét chủ trương thành lập dự án hãng hàng không vận tải hàng hoá. Trong tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng có 30% là vốn chủ sở hữu, còn 70% từ các cổ đông khác.
IPP Air Cargo là một doanh nghiệp thành viên Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG), vừa được lập tháng 3 năm nay, trụ sở tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM). Công ty này đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là vận tải hàng hoá hàng không.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn là Chủ tịch IPPG, cũng giữ vai trò này tại IPP Air Cargo. Còn người đại diện pháp luật của công ty này bà Lê Hồng Thuỷ Tiên - vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn.
IPP Air Cargo muốn khai thác 5 máy bay chở hàng trong năm đầu tiên, sau đó tăng dần lên 7 chiếc vào năm thứ hai và 10 chiếc vào năm thứ ba. Doanh nghiệp đặt mục tiêu có chuyến bay thương mại đầu tiên từ quý II/2022 và có lãi từ năm thứ tư.
Công ty CP IPP Air Cargo là thành viên của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, có trụ sở tại quận 1, TP HCM. IPP Air Cargo được cấp đăng ký kinh doanh ngày 10/3/2021 do ông Nguyễn Hạnh làm Chủ tịch HĐQT; Tổng giám đốc và người đại diện pháp luật là bà Lê Hồng Thủy Tiên. Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng giữ chức Chủ tịch Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) - đơn vị kinh doanh hàng miễn thuế, trung tâm thương mại và dịch vụ phòng chờ tại sân bay này và Chủ tịch Nhà ga quốc tế Cam Ranh (CRTC).
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chính của Công ty CP IPP Air Cargo là vận tải hàng hóa hàng không. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn tham gia kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không, như: Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga và kho hàng hoá; Dịch vụ khai thác khu bay; Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, trang thiết bị hàng không; Dịch vụ kỹ thuật hàng không; Bưu chính, chuyển phát…
Mục tiêu của Công ty CP IPP Air Cargo là thành lập 1 hãng hàng không vận tải hàng hóa hoạt động trong phạm vi nội địa và quốc tế. Dự án này có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng (tương đương 100 triệu USD), trong đó 30% vốn chủ sở hữu và 70% còn lại huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
Tới nay, tại Việt Nam, duy nhất hãng hàng không Vietravel Airlines có các bước đi cụ thể chuyên kinh doanh chở hàng bằng đường hàng không. Hãng này đã phối hợp với một đối tác nước ngoài thực hiện các chuyến bay chuyên chở hàng từ ngày 10/3, với tần suất 2 chuyến mỗi tuần cho chặng TP HCM - Băng Cốc (Thái Lan).
Việc lập hãng hàng không chuyên chở hàng hoá của ông Jonathan Hạnh Nguyễn cũng như Vietravel lập hãng hàng không chuyên khai thác bay thuê chuyến (charter), đây đều là lĩnh vực mà trước đó thị trường Việt Nam còn bỏ ngỏ.
Trước đây, vào năm 2008, hãng hàng không Trai Thien Air Cargo cũng xin lập hãng hàng không chuyên chở hàng hoá, với vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 3 năm không hoạt động nên hãng bị nhà chức trách rút giấy phép.
Hiện ở Việt Nam, các hãng hàng không có vốn khá cao: Vốn Bamboo Airways là 16.000 tỷ, Vietnam Airlines khoảng 14.100 tỷ, Vietjet Air hơn 5.400 tỷ, Vietravel Airlines 700 tỷ đồng. Tuy nhiên, đa phần các hãng khi mới thành lập vừa qua như Vietravel Airlines, Bamboo Airways đều bắt đầu dự án hàng không với mức vốn 700 tỷ đồng.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Đà Nẵng: Khởi tố "đầu nậu" mua bán động vật hoang dã cung cấp cho nhà hàng, quán nhậu
- Hết Quý 1, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới chỉ đạt trên 11%
- Dự án nâng cấp Quốc lộ 19: Mở rộng đường đèo An Khê
- Phú Yên: Ra mắt mô hình Tổ tự quản phân loại rác thải nhựa
- Đài Loan đầu tư 2 Dự án sản xuất giày, dép xuất khẩu 113 triệu USD tại Nghệ An
- Bắc Giang: Sắp có khu đô thị sân golf quy mô hơn 600ha