PV -
 
Uy tín của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (HOSE: EIB) bị ảnh hưởng đáng kể, khi quá khứ từng dính nhiều vụ lùm xùm. Mới đây nhất, những dấu hiệu gian dối, bất nhất trong cách làm việc của Eximbank trong việc thuê tài sản phục vụ hoạt động tại CN Ba Đình, khiến chủ nhà thiệt hại nặng.
0503_hYi_thYo

 

Bất nhất trong cách làm việc của Eximbank

Các cá nhân, tổ chức đã tham gia thị trường để tìm kiếm lợi nhuận thì đều hiểu giá trị của hai chữ “uy tín”. Đây là nền tảng vững chắc cho sự hợp tác lâu dài, đôi bên cùng có lợi. Do đó, ít ai chấp nhận đánh đổi uy tín chỉ để có được lợi ích trước mắt. Bởi lẽ, để hình thành sự tín nhiệm của xã hội thì cá nhân hay tổ chức phải mất rất nhiều thời gian, công sức và thậm chí là tiền bạc để xây dựng thương hiệu cá nhân cho mình.

Tuy nhiên, mới đây trên mạng xã hội có nhiều thông tin về việc đại diện Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) thất hứa khiến chủ nhà thiệt hại lên tới cả tỷ đồng.

5657_hYi_thYo

Một phần nội dung Biên bản cho thấy Eximbank đã chủ ý thể hiện mong muốn chủ nhà đáp ứng yêu cầu.

Theo bà Hoàng Thanh Bình - chủ sở hữu hợp pháp căn nhà mặt phố Láng Hạ (phường Thành Công, Ba Đình, Hà Nội), ngày 10/6/2021, một số cá nhân có thẩm quyền tại Ngân hàng Eximbank như: ông Trần Trung K. (Giám đốc Cấp cao Ngân hàng Eximbank phụ trách Khu vực miền Bắc), bà Hoàng Bích P. (Trưởng bộ phận Phát triển mạng lưới và Chất lượng dịch vụ Eximbank miền Bắc), ông Phạm Xuân S. (Giám đốc Chi nhánh Ba Đình), bà Triệu Minh P. … đã liên hệ, khảo sát và thương thảo, đàm phán việc thuê mặt bằng làm trụ sở làm việc. Trong quá trình khảo sát, thương thảo, Eximbank Ba Đình đã yêu cầu chủ nhà phải đáp ứng được bãi đỗ xe có sức chứa 8 xe ô tô, 80 xe máy. Qua đàm phán, thương lượng, ngày 05/7/2021, hai bên đã cùng nhau ký kết Biên bản để thống nhất việc thuê nhà.

Nhằm kịp tiến độ bàn giao vào ngày 01/8/2021, bà Bình đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn với đơn vị thuê hiện tại, đồng thời, thực hiện tháo dỡ, sửa chữa các gian phòng và hệ thống điện, nước theo mong muốn của Ngân hàng Eximbank. Quá trình thi công bà Bình có thông báo cho đại diện của Ngân hàng Eximbank biết và đã đồng ý việc này.

Sau đó, Eximbank Ba Đình có đề nghị điều chỉnh một số nội dung Biên bản làm việc đã thống nhất ngày 5/7/2021, như: Tách giá thuê theo tầng, điều chỉnh thời gian thuê và đồng tiền thành toán… đặc biệt, có nội dung xin lùi ngày nhận nhà và thanh toán tiền thuê đến ngày 16/8 vì lý do dịch bệnh. Sau đó, hai bên tiếp tục ký Biên bản làm việc vào ngày 26/7/2021 để chốt lại nội dung trên.

Tuy nhiên, ngày 16/8/2021, Eximbank Ba Đình đã không thực hiện việc nhận và thanh toán tiền thuê mặt bằng như đã thống nhất trong Biên bản với lý do quyền Tổng Giám đốc hội sở không đồng ý với giá và vị trí. Ngoài ra, tại Văn bản số 100/2021/EIBBĐ ngày 16/8/2021 do ông Phạm Xuân S. ký có nội dung: “Vì lý do dịch bệnh kéo dài, đại diện Eximbank Hội sở đã thương lượng tiếp để lùi ngày ký hợp đồng nhưng không được chủ nhà chấp nhận nên Eximbank Ba Đình sẽ không thuê nhà của bà Hoàng Thanh Bình nữa” (trích).

Điều này cho thấy sự bất nhất trong nội dung và cách làm việc của Eximbank là thiếu chuyên nghiệp, khiến đối tác tổn thất cả tỷ đồng từ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn với đơn vị thuê nhà cũ cho tới tu sửa theo mong muốn của Eximbank.

5629_hYi_thYo

Nhiều cá nhân có thẩm quyền Ngân hàng Eximbank khảo sát, thương thảo việc thuê mặt bằng tại căn nhà của bà B (Nguồn: Nhân vật cung cấp)

Luật sư Ngô Anh Tuấn – Trưởng Văn phòng Luật sư Ngô Anh Tuấn (Hà Nội), cho hay: Theo quy định của pháp luật thì nhà đất trên thuộc sở hữu hợp pháp của vợ chồng bà Bình, tài sản không bị hạn chế cho thuê, do đó việc vợ chồng bà cho thuê nhà là hoàn toàn đúng quy định pháp luật. Việc các bên tham gia giao kết hợp đồng nhưng sau đó vi phạm nghĩa vụ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, nếu gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải bồi thường.

Những lùm xùm và tranh chấp giữa các nhóm cổ đông lớn ở Eximbank

Eximbank được xem là một ngân hàng có nhiều tai tiếng thời gian gần đây. Ngày 26/4 vừa qua, Eximbank tổ chức Đại HĐCĐ thường niên năm 2020 lần thứ 03 do 02 cuộc họp trước đó trong năm 2020 không thành vì không đủ tỷ lệ tham dự. Ngày 27/4, Eximbank dự kiến tổ chức Đại HĐCĐ thường niên năm 2021 nhưng tiếp tục bị hoãn do trước đó, trong ngày 19/4, bà Kiều Vũ Thụy Uyên đã đại diện theo ủy quyền nhóm cổ đông lớn sở hữu 10,3% tổng số cổ phần biểu quyết tại Eximbank gồm: Cty CP Rồng Ngọc, Cty CP Đầu tư & Dịch vụ Helios, Cty CP Thắng Phương, Thái Thị Mỹ Sang và Lưu Như Trân đã gửi văn bản kiến nghị miễn nhiệm 05 thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VI (2015 – 2020) gồm: ông Yasuhiro Saitoh, ông Lê Minh Quốc, ông Cao Xuân Ninh, ông Lê Văn Quyết và Ngô Thanh Tùng… Ngoài ra, hàng loạt thành viên HĐQT nhiệm kỳ VI khác cũng bị đề nghị miễn nhiệm.

Đáng chú ý, ngày 13/4/2021, Eximbank đã có sự kiện chưa từng có trong ngành ngân hàng là miễn nhiệm rồi bổ nhiệm lại Chủ tịch HĐQT chỉ trong vòng gần 01 giờ đồng hồ. Tại Nghị quyết số 156 đã thông qua việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Yasuhiro Saitoh và bầu ông Nguyễn Quang Thông tạm giữ chức danh Chủ tịch HĐQT để chủ tọa cuộc họp HĐQT ngày 13/4/2021. Gần 1h sau, Nghị quyết 157 lại thông qua việc bầu ông Yasuhiro Saitoh giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank.

Tranh chấp giữa các nhóm cổ đông lớn ở Eximbank khiến “chóp bu” ngân hàng này liên tục xáo trộn, thậm chí trong vòng 02 năm đã có tới 5 người lên ngồi vị trí Chủ tịch HĐQT, từ ông Lê Minh Quốc, bà Lương thị Cẩm Tú, ông Cao Xuân Minh, ông Yasuhiro Saitoh và ông Nguyễn Quang Thông. Thậm chí, vị trí Tổng giám đốc, đại diện theo pháp luật của Eximbank cũng bị bỏ trống suốt 2.5 năm. Việc thay “thượng tầng” tại nhà băng này đều có liên quan tới lùm xùm, tranh chấp từ các nhóm cổ đông lớn.

5419_hYi_thYo

Người đẹp (Bị cáo) Nguyễn Thị Lam bật khóc khi bị tuyên án phạt tù chung thân (ảnh: Internet)

Tranh chấp tại Eximbank khiến nhiều người nhớ lại 02 vụ mất tiền tỷ gây xôn xao dư luận. Trong đó, bà Chu Thị Bình (đại gia thủy sản, VIP tại Eximbank – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh) đã bị nguyên Phó Giám đốc chi nhánh TP Hồ Chí Minh chiếm đoạt 245 tỷ đồng gửi tiết kiệm. Tháng 02/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản này, đồng thời, khởi tố bị can và phát lệnh truy nã đối với Lê Nguyễn Hưng.

Trước đó, ngày 19/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Ngày 29/9/2017, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã phê chuẩn khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Đặng Đình Hồng – nguyên Giám đốc Phòng Giao dịch Eximbank Đô Lương, về tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Nguyễn Thị Lam – nguyên cán bộ kiểm ngân Eximbank Đô Lương, về tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản hơn 50 tỷ tiền gửi của 6 khách hàng. Sau đó, các bị can còn lại liên quan tới vụ án cũng đã bị khởi tố.

02 vụ án nêu trên khiến không ít người đặt câu hỏi về tính bảo mật và an toàn tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Eximbank./.

Theo Tầm nhìn

Bạn nghĩ sao?