Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao giúp doanh thu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế, dược phẩm tiếp tục khởi sắc.
Trong bối cảnh hầu hết các ngành nghề kinh tế đều chịu tác động tiêu cực của đại dịch, nhiều doanh nghiệp dược và thiết bị - vật tư y tế lại đều ghi nhận tình hình kinh doanh ấn tượng. Theo báo cáo tài chính quý III của nhiều doanh nghiệp dược phẩm và thiết bị y tế, chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận đều tăng so với quý II.
Đơn cử Tổng Công ty Cổ phần Y tế Danameco. Nhờ nhu cầu tăng cao của các sản phẩm như khẩu trang, trang phục chống dịch, trong quý III doanh nghiệp sản xuất vật tư y tế đạt 207 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp này thu về 573 tỷ đồng doanh thu thuần và 31 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng gấp 3,8 lần và 10 lần giá trị 9 tháng năm 2019.
Báo cáo kết quả kinh doanh quí III của ông lớn Dược Hậu Giang (Mã: DHG) cho thấy, trong khi doanh thu kì này giảm nhẹ so với cùng kì năm trước. Cụ thể, quí III, DHG ghi nhận 865 tỉ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ hơn 1% so với quí III/2019. Trong đó, doanh thu tự sản xuất tăng nhẹ 3%, đạt trên 751 tỉ đồng.
Theo đánh giá của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), nhu cầu cao về các sản phẩm chính của DHG như thuốc giảm đau và thuốc tăng đề kháng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã thúc đẩy doanh thu sản xuất dược phẩm. Cùng với đó, DHG có mạng lưới phân phối với độ bao phủ lớn giúp giảm thiểu tác động của dịch bệnh tại một số khu vực nhất định.
Nhiều doanh nghiệp như Traphaco, Imexpharm cũng báo cáo doanh thu ổn định trong quý vừa qua. Trong đó Traphaco có doanh thu thuần đạt 459 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế ghi nhận 51 tỷ đồng, tăng 35%. Tương tự lợi nhuận Imexpharm tăng gần 23% trong quý III đạt 51 tỷ đồng...
Giới quan sát nhận định, chưa kể đến mối đe dọa bệnh tật như Covid-19, Việt Nam vẫn là thị trường dược phẩm và vật tư - thiết bị y tế tiềm năng. Động lực đầu tiên đến từ tốc độ già hóa dân số nhanh, tình trạng ô nhiễm môi trường khiến người dân quan tâm đến các vấn đề sức khỏe nhiều hơn. Nhu cầu thăm khám tăng cao, đòi hỏi nhiều trang thiết bị y tế hiện đại được sử dụng trong chẩn đoán - điều trị.
Ngoài ra, mức sống ngày càng cải thiện khiến tầng lớp trung lưu và thượng lưu sẵn sàng chi mạnh cho sức khoẻ. Hãng nghiên cứu thị trường IMS Health nhận định, chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người tại Việt Nam ước đạt 50 USD và duy trì mức tăng trên 10% một năm tới năm 2025.
Bên cạnh đó, mục tiêu thúc đẩy cơ sở hạ tầng ngành y tế được chú trọng. Hàng nghìn tỷ đồng từ nhà nước đã và đang huy động đầu tư cho trang thiết bị y tế, tăng cường tuyến bệnh viện vệ tinh. Nhờ nguồn vốn tư nhân, số giường bệnh tại các cơ sở y tế ngoài công lập dự kiến chiếm 20% tổng số giường trong năm 2020 này.
Đại dịch Covid-19 được xem là "chất xúc tác" thúc đẩy đến quá trình sản xuất thuốc, thiết bị, vật tư... Nhiều sản phẩm thiết yếu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế đã được doanh nghiệp Việt xuất khẩu tới các quốc gia khác nhau.
Theo báo cáo chỉ số niềm tin người tiêu dùng quý II của Nielsen, sức khoẻ tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết người Việt. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn, các doanh nghiệp dược phẩm, y tế đều đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Trong bức tranh tăng trưởng chung của ngành, nhiều nhà khoa học cũng miệt mài nghiên cứu, phát minh ra các thiết bị y tế cống hiến cho cộng đồng.
Trong đó có Giáo sư Trần Ngọc Phúc, doanh nhân gốc Việt tại Nhật Bản phát minh máy trợ thở trong giai đoạn Covid-19. Cuộc trò chuyện đặc biệt với nhà khoa học đặc biệt này sẽ có trong talkshow Nguy - Cơ số 8, do VnExpress phối hợp S-world Media thực hiện, phát sóng ngày 29/10.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Viết nhạc bằng cả trái tim
- Suntory Pepsico Việt Nam khẩn trương hỗ trợ nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Nơi biên cương: “Điểm tựa”!
- Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngành xây dựng
- Công bố chương trình ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngành xây dựng HUCE-INTECH 2023
- Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo lĩnh vực xây dựng