Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, tình trạng phát triển dự án BĐS tại Hà Nội trong khoảng thời gian 2- 3 năm trở lại đây rất ì ạch. Gần như không có dự án mới được phê duyệt đầu tư ở giai đoạn này. Các dự án đã được khởi công ở giai đoạn trước từ từ nhỏ giọt cung cấp sản phẩm cho thị trường BĐS Hà Nội. Trung bình nguồn cung mới ra thị trường chỉ đạt khoảng hơn 2 ngàn sản phẩm/Quý.
Đây là con số quá nhỏ cho một Thành phố có gần mười triệu dân. Đáng nói, trong lượng cung mới từ các dự án BĐS tại Hà Nội, rất hiếm dòng sản phẩm thuộc phân khúc bình dân. Những dự án có sản phẩm thuộc phân khúc này thường nằm tại các vùng ven đang phát triển như Đông Anh, Gia Lâm, Hà Đông ....tỷ lệ hấp thụ ở phân khúc này luôn duy trì ở mức rất cao đạt khoảng 70%.
Trong khi đó, sản phẩm phân khúc trung và cao cấp tiêu thụ rất chậm, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Kể từ khi khủng hoảng do dịch bệnh Covid 19 đến nay, có nhiều dự án không bán được hàng hoặc lượng bán không đáng kể. Tình trạng này cũng không ngoại trừ các đại dự án đang được quảng cáo rầm rộ .
So với năm 2019, lượng cung đủ điều kiện bán hàng trong quý I/2021 chỉ đạt 24,6%, còn so với cùng kỳ năm 2020, con số này chỉ đạt 36,8%. Tuy nhiên, phần lớn lượng sản phẩm này đã được chào bán từ quý IV/2020, một phần chưa được chào bán ra thị trường.
Như vậy, gần như không có lượng hàng mới cung cấp cho thị trường Hà Nội. Thị trường chủ yếu bán các căn hộ còn tồn từ năm 2020, thuộc phân khúc trung và cao cấp. Sản phẩm căn hộ tập trung các khu vực Tây, Nam Hà Nội, khu vực bờ Bắc sông Hồng.
Đặc biệt, do tác động của dịch bệnh, hoạt động khai thác kinh doanh không hiệu quả, kinh tế suy giảm khiến các nhà đầu tư chọn bất động sản là nơi "đổ tiền" với hi vọng có thể sinh lời nhanh và bền vững. Các dự án bất động sản có nguồn cung ổn định, pháp lý rõ ràng đang thu hút lượng quan tâm lớn.
Phân khúc nhà thấp tầng có xuất hiện một số sản phẩm mới nhưng tập chung chủ yếu ở Hoài Đức, Đông Anh và Gia Lâm. Một số dự án trước đó đã đủ điều kiện tham gia thị trường cũng đang tiếp tục giới thiệu chào bán sản phẩm.
Khảo sát của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, tỉ lệ hấp thụ của căn hộ bình dân tại thị trường bất động sản Hà Nội cao nhất đạt 44,3%. Mức thấp nhất từ trước tới nay, vì các sản phẩm này được đánh giá nằm ở những khu vực không hấp dẫn. Phân khúc căn hộ có giá bán trên 35 triệu đồng/m2 khó bán và đạt tỉ lệ hấp thụ rất thấp chỉ khoảng15,3%. Tại phân khúc cao cấp, xuất hiện tình trạng bán cắt lỗ của các nhà đầu tư, kể cả một số sản phẩm nằm ở các dự án chất lượng tốt.
Nhà thấp tầng, mặc dù ít hàng và có nhu cầu lớn nhưng tiêu thụ cũng chỉ đạt mức trung bình 63,6%. Hiện nay, giá ở phân khúc này rất cao, bình quân khoảng 10 tỷ đồng/căn. Do giá bán có xu hướng tăng mạnh nên lượng chào bán lại sản phẩm ở phân khúc này diễn ra khá sôi động.
Về giá cả, theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, giá bán căn hộ bình dân và trung cấp không có biến động. Giá bán nhà ở thấp tầng dao động trong khoảng 80-90 triệu đồng/m2, tăng khoảng 20% so với quý IV năm 2020.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, có hiện tượng sôi động, nhộn nhịp tại một số khu vực như Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm khi có thông tin chuẩn bị công bố quy hoạch đô thị ven sông Hồng. Giá đất trong dân tại các khu vực vùng ven hiện bị đẩy lên khoảng 50-60% so với quý IV/2020, có những nơi tăng 100%. Hiện nay, giá đất tại các vùng ven đô, chuẩn bị lên quận đang ở ngưỡng 30 đến 50 triệu đồng/m2.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, hệ sinh thái Meey Group gây bất ngờ tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng
- Trí tuệ nhân tạo “lột xác” ngành bất động sản: Những giải pháp đột phá từ Meey Group
- Chủ tịch Meey Group Hoàng Mai Chung: Dư địa phát triển của proptech còn rất nhiều!
- Khởi công 2 dự án thuộc Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- T&T Group gia hạn thời gian tham gia cuộc thi sáng tạo ý tưởng, thiết kế ấn phẩm Xuân 2024
- Cư dân T&T DC Complex chính thức nhận bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất