Sở Du lịch TP.HCM vừa có đề xuất bổ sung các doanh nghiệp du lịch quy mô lao động từ 200 người trở lên gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào danh sách hỗ trợ vay vốn lãi suất 0% để chi trả lương cho người lao động.
Trong báo cáo mới nhất về tình hình phòng chống dịch Covid-19, Sở Du lịch TP.HCM cho biết đồng ý với các phương án trong tờ trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố về xây dựng chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, Sở Du lịch thành phố đề xuất bổ sung thêm đối tượng doanh nghiệp du lịch có quy mô lao động từ 200 người trở lên được tiếp cận gói ưu đãi vay vốn lãi suất 0% để trả lương cho người lao động.
TP.HCM hiện có hơn 1.000 doanh nghiệp lữ hành, trong đó 90-95% đã tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Do đó, số doanh nghiệp còn cầm cự với trên 200 lao động không nhiều. Lượng doanh nghiệp lưu trú ở quy mô này cao hơn nhưng hầu hết cũng đang gặp khó khăn.
Về giải pháp kích cầu du lịch trên địa bàn thành phố, Sở Du lịch tiếp tục đề xuất Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài chính nghiên cứu tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về triển khai một số giải pháp hỗ trợ kích cầu du lịch năm 2020.
Cụ thể, đề xuất miễn phí vào 4 điểm tham quan gồm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Lịch sử thành phố, Bảo tàng thành phố, Khu di tích Lịch sử địa đạo Củ Chi. Ngoài ra, TP cần có phương án hỗ trợ kinh phí trả lương và công tác hành chính tại 4 điểm tham quan này từ tháng 10 đến hết năm nay.
Đồng thời, các cơ sở lưu trú, ăn uống phục vụ khách du lịch được đề xuất giảm tiền nước.
Liên quan đến việc chọn cơ sở lưu trú du lịch làm điểm cách ly cho nhà đầu tư, chuyên gia, người nước ngoài nhập cảnh, Sở Du lịch thành phố đã phối hợp với Sở Y tế, UBND quận 1,3,7 rà soát, thẩm định 17 cơ sở lưu trú du lịch.
Dự kiến, những cơ quan này sẽ tiếp tục phối hợp rà soát 3 cơ sở lưu trú du lịch tại quận 1 có nguyên vọng đăng ký và đủ điều kiện để tổ chức cách ly tập trung theo quy định.
Những cơ sở lưu trú du lịch đăng ký làm nơi cách ly tập trung có thu phí sẽ được cơ quan chức năng hướng dẫn hoàn thiện điều kiện, cơ sở vật chất, quy trình tổ chức cách ly để có thể triển khai ngay.
Có thể thấy, dịch bệnh Covid-19 đã vượt xa dịch bệnh Sars (2002 - 2003) và MERS về số ca nhiễm bệnh và chắc chắn cũng sẽ vượt xa về số người chết. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lên tất cả các ngành nền kinh tế trong đó ngành du lịch bị ảnh hưởng khá nặng nề.
Theo thống kê trong vòng 3 - 4 năm trở lại đây, du lịch Việt Nam đã có mức tăng trưởng ngoạn mục thuộc hàng cao nhất thế giới với mức trung bình trên 20%/năm. Cụ thể, năm 2019 Việt Nam đón lượng khách quốc tế cao kỷ lục từ trước đến nay là hơn 18 triệu lượt khách và đang đặt ra mục tiêu đón khoảng 20,5 triệu lượt khách năm 2020.
Dịch bệnh Covid-19 đang thực sự là một cú sốc với ngành du lịch Việt Nam ngay những ngày đầu năm 2020. Hiện tại, ngành du lịch đang rốt ráo thực hiện cuộc kích cầu thứ 2 nhằm khôi phục du lịch sau cú đánh bồi từ Covid-19.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Viết nhạc bằng cả trái tim
- Suntory Pepsico Việt Nam khẩn trương hỗ trợ nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Nơi biên cương: “Điểm tựa”!
- Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngành xây dựng
- Công bố chương trình ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngành xây dựng HUCE-INTECH 2023
- Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo lĩnh vực xây dựng