Theo đó, hệ thống báo chí, truyền thông cần lưu ý làm rõ, truyền thông có điểm nhấn đối với những quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phân tích, so sánh dựa trên cơ sở số liệu và đánh giá khoa học đối với tình hình diễn biến của dịch bệnh và kết quả của công tác dự phòng, điều trị, công tác đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cho cuộc sống tiếp tục trở lại bình thường.
Cụ thể, tiếp tục truyền đi thông điệp về công tác phòng, chống dịch đang đi đúng hướng, phù hợp với diễn biến tình hình và điều kiện thực tế trong nước, đặc biệt với việc lấy xã, phường, thị trấn làm “pháo đài”, người dân là chiến sĩ, là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch.
Phản ánh sự triển khai đồng bộ có hiệu quả các biện pháp y tế từ công tác xét nghiệm nhanh và rộng, điều trị giảm tử vong, phủ nhanh tiêm vaccine, nhất là việc đảm bảo tiếp cận y tế của người dân từ sớm, từ xa, từ cơ sở; các nỗ lực đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để ai thiếu ăn, không để người nhiễm virus Sars-CoV-2 thiếu thuốc, thiếu oxy…
Các cơ quan báo chí cần đầu tư các bài, chương trình, ý kiến phân tích kỹ, bình luận sâu về các thông điệp quan trọng của Thủ tướng Chính phủ: “Phòng dịch là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; chống dịch phải quyết liệt, dứt điểm”, “Phòng dịch tốt thì không phải chống dịch; một đồng phòng dịch hiệu quả thì không mất triệu đồng chống dịch và nhất là sự mất mát về tinh thần, sức khỏe và tính mạng của người dân”, để toàn xã hội hiểu, chia sẻ, lan tỏa, đồng thuận.
Truyền thông về quan điểm, chính sách phòng chống dịch phải đạt mục tiêu để “Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm".
Truyền đi thông điệp về việc cần có các giải pháp đồng bộ, kịp thời và dễ tuân thủ, làm an lòng các nhà đầu tư (bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam), các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và những công dân đã đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn dịch tễ.
Tuyên truyền đậm nét về xu thế “thống nhất 1 mã QR code” cho mỗi công dân và mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh để tiện sử dụng, thống nhất kiểm soát, xác thực tình trạng dịch tễ, đảm bảo/không đảm bảo điều kiện hoạt động an toàn. Khẳng định xu thế phải “kết nối liên thông và chia sẻ” giữa các cơ sở dữ liệu khác nhau để thuận tiện cho cá nhân, tổ chức và các cấp quản lý trong việc kiểm soát mức độ an toàn dịch tễ khi trở lại cuộc sống bình thường mới.
Đẩy mạnh truyền thông về các giải pháp tháo gỡ cho các tồn tại liên quan đến các nền tảng công nghệ theo hướng để người dân hiểu, tin tưởng sử dụng các ứng dụng trong phòng chống Covid, góp phần nâng cao hiệu quả của các nền tảng.
Đồng thời, truyền đi thông điệp tất cả phải “cùng thay đổi” để thích ứng với cuộc sống mới trong bôi cảnh đại dịch. Tuyên truyền và vận động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch, tích cực thực hiện các yêu cầu của chính quyền để sớm đạt các tiêu chí phòng dịch.
Cơ quan báo chí, truyền thông cũng cần kịp thời phản hồi, giải thích, điều chỉnh các thông tin trên mạng xã hội gây tâm lý bi quan, tiêu cực; Phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ trưởng Bộ TT&TT yêu cầu, đối với hệ thống thông tin cơ sở cần tiếp tục thông tin về tình hình kiểm soát dịch trên địa bàn xã, phường, thị trấn, kế hoạch hỗ trợ người dân, kỹ năng phòng dịch. Tuyên dương các mô hình tổ chức phòng chống dịch tốt, mô hình sản xuất kinh doanh an toàn, thông tin cụ thể về các trường hợp làm chưa tốt, vi phạm quy định phòng, chống dịch để cảnh báo, nhắc nhở.
Về thông tin đối ngoại tập trung tuyên truyền các chủ trương, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ một cách nhanh nhất, chính xác và kịp thời, đặc biệt là các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài. Cung cấp thông tin đầy đủ để doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có thể lên kế hoạch mở lại các hoạt động kinh doanh.
Tiếp tục theo dõi kinh nghiệm nước ngoài về phòng, chống dịch Covid-19 như: Kinh nghiệm về việc dỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội; các nghiên cứu về hiệu quả của vaccine; về thí điểm mở lại hoạt động du lịch; thí điểm những chuyến bay với “hộ chiếu vaccine”, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp. Mục tiêu của tuần này là làm rõ lộ trình chống dịch và sống trong bối cảnh có dịch, từng bước khôi phục hoạt động với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Đối với các doanh nghiệp viễn thông cần tiếp tục thực hiện việc gửi tin nhắn SMS, gửi thông điệp qua việc phát âm thông báo và qua các hình thức khác đến các thuê bao để gửi các thông tin, khuyến cáo ngắn gọn, quan trọng mà người dân cần biết và tuân thủ thực hiện.
Thúc đẩy triển khai nhanh phủ sóng các vùng lõm chưa có kết nối Internet di động tại các địa phương đang giãn cách phục vụ giảng dạy và học tập trực tuyến.
Tổ chức tốt hoạt động các tổng đài hỗ trợ khai báo y tế, tổng đài trả lời phản ánh của người dân, để tiếp nhận thông tin và hỗ trợ kịp thời người dân cần trợ giúp về các vấn đề về y tế, lịch tiêm vaccine, app Sổ sức khỏe điện tử.... hỗ công tác tập hợp, phân tích, đánh giá tình hình công tác phòng, chống dịch.
Tiếp tục chia sẻ thông tin, hỗ trợ xử lý các thông tin xấu độc, tin gây hoang mang về dịch Covid-19 theo đề nghị của các Sở TT&TT các tỉnh, thành phố.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Meey Land – doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nhận giải thưởng “TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam”
- CEO Apple: Luật chống độc quyền gây tổn hại quyền riêng tư người dùng
- Thứ trưởng Bộ TT&TT: Trong hai năm tới sẽ phủ sóng 95% dân số bằng hạ tầng 5G
- Hộ chiếu vaccine được cấp từ ngày 15/4
- Cấy máy phá rung tự động cứu bệnh nhân bị ngưng tim ngưng thở do hội chứng Brugada
- Trung Quốc phát triển vaccine bảo vệ kép trước COVID-19 và bệnh cúm