Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa thống nhất cho thí điểm khôi phục lại việc dạy nữ công gia chánh trong trường THPT để làm cơ sở nhân rộng ra toàn tỉnh.
Theo đó, ông Phan Ngọc Thọ đã làm việc với Trường THPT Hai Bà Trưng (TP.Huế) - ngôi trường nổi tiếng từng mang tên Trường Đồng Khánh Huế - về giáo dục kỹ năng sống trong trường học.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất cho Trường THPT Hai Bà Trưng thí điểm khôi phục lại việc dạy môn nữ công gia chánh trong nhà trường từ năm học 2021-2022. Giao trách nhiệm cho ngành giáo dục sưu tầm có chọn lọc các tài liệu dạy nữ công gia chánh trước đây để phối hợp với các chuyên gia, nghệ nhân ẩm thực tiến hành biên tập, bổ sung, hoàn chỉnh phù hợp với phương châm vừa học vừa chơi vừa trải nghiệm, không lý thuyết cao siêu để tạo hứng thú học tập cho các em học sinh, với mục tiêu sau khi rời trường phổ thông các em học sinh phải biết chế biến một số món ăn cơ bản của Huế, đảm nhận được bữa ăn của gia đình. Qua dạy nữ công gia chánh để dạy về kỹ năng sống, hiểu biết về văn hóa, truyền thống lịch sử của dân tộc, giữ gìn nét đẹp văn hóa ẩm thực Huế.
Tại buổi làm việc, nhiều cựu nữ sinh Đồng Khánh và là cựu giáo viên Trường THPT Hai Bà Trưng cho biết, ngày trước, trường có thế mạnh về đào tạo nữ công gia chánh.
Đây là môn học được nữ sinh rất yêu thích, tập trung vào kỹ năng dưỡng nhi, kế hoạch chi tiêu gia đình, thêu, may, chế biến các món ăn truyền thống của Huế.
Tại các tiết học này còn dạy nét văn hóa ứng xử, tác phong của phụ nữ Huế từ tiếng dạ, tiếng thưa đến cách ăn mặc, đi đứng, giao tiếp với bạn bè, thầy cô, gia đình và cộng đồng. Chính vì điều đó mà nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng được xem là thương hiệu đầy tự hào của phụ nữ Huế.
Theo các cựu nữ sinh Đồng Khánh, ngày nay, qua nhiều cải cách giáo dục và ảnh hưởng của xu thế mới, việc dạy và học môn nữ công gia chánh trong các trường phổ thông không còn như trước.
Tình trạng này dẫn đến hậu quả là một lượng lớn nữ sinh khi bước vào tuổi trưởng thành, ra khỏi mái trường phổ thông bị hạn chế về kiến thức, kỹ năng về nữ công gia chánh, thiếu am hiểu về văn hóa ẩm thực, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.
Do vậy, việc phục hồi dạy học môn nữ công gia chánh hết sức cần thiết và cấp bách.
Trong giới trẻ gần đây nở rộ phong trào học nấu ăn, làm bánh, cắm hoa, thêu thùa, đan lát... toàn những việc người lớn tưởng rằng giới trẻ đã không còn “mặn mà” nữa. “Đúng là nếu tính tới những bữa cơm truyền thống hàng ngày, tới mâm cỗ đủ bát, đủ đĩa, đủ mọc, đủ nấm thả, canh bóng… thì chúng em “không đảm”, nhưng bù lại, chúng em có thể làm những món ăn lạ, độc đáo và được gia đình, bạn bè cũng rất ưa thích, đặc biệt trong thời gian vừa qua, khi giãn cách xã hội vì Covid – 19 bạn Ngọc Mai – Hà Nội chia sẻ.
Chỉ cần lướt facebook một lúc là thấy không ít những chia sẻ hình ảnh “khoe” các món ăn, hay những chiếc bánh tự làm (homemade) như các món pizza, bánh kem nhiều hình ngộ nghĩnh, nhìn cũng ngon, đẹp mắt và hấp dẫn chẳng kém gì đồ ăn ngoài tiệm. Đây cũng là một cách để các bạn học hỏi cách làm của nhau, đồng thời nó cũng thể hiện sự tự tin, thích thú của chủ nhân những chiếc bánh khi ngắm nghía thành quả của mình.
Khi các quán ăn, cửa hàng, dịch vụ đều phải tạm dừng hoạt động do dịch Covid-19, khiến nhiều người trẻ thay đổi, học nấu ăn, làm bánh, cắm hoa để thích nghi với việc ở nhà tránh dịch, cũng như sống chậm hơn để cảm nhận cuộc sống.
Ngày nay, qua nhiều cải cách giáo dục, các thay đổi về dạy nghề trong trường phổ thông và ảnh hưởng của xu thế mới nên việc dạy và học môn nữ công gia chánh trong các trường phổ thông không còn như trước, dẫn đến hậu quả là một lượng lớn nữ sinh khi bước vào tuổi trưởng thành, ra khỏi mái trường phổ thông lại hạn chế về kiến thức, kỹ năng về nữ công gia chánh, thiếu am hiểu về văn hóa ẩm thực, ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống và đặc biệt khi là người phụ nữ của gia đình. Do vậy phục hồi việc dạy học môn nữ công gia chánh hết sức cần thiết và cấp bách.
Việc dạy nữ công gia chánh tại trường học phải gắn với tham quan, trải nghiệm tại các cơ sở, làng nghề ẩm thực truyền thống Huế; gắn dạy lý thuyết với hướng dẫn thực hành và thuyết trình để tạo sức hấp dẫn, trong đó mời các chuyên gia ẩm thực nổi tiếng là cựu học sinh, giáo viên Đồng Khánh – Hai Bà Trưng về hỗ trợ trong việc hướng dẫn thực hành, thuyết trình.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Trường Cao đẳng Du lịch Huế đồng hành, hỗ trợ Trường THPT Hai Bà Trưng trong việc thí điểm phục hồi dạy môn nữ công gia chánh.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Thông điệp gửi mẹ qua chiếc chong chóng tuổi thơ
- Tập đoàn Geleximco và những dự án nhà ở ghi dấu ấn
- Tập đoàn BRG lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng BCI Asia Awards 2022
- Những “chuyến tàu trở về tuổi thơ” xuất phát tại công viên xanh lớn nhất miền Bắc
- Sổ tiết kiệm HDBank trị giá 300 triệu đồng đã tìm được chủ nhân
- Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, giá vé tăng, hàng không và đường sắt dự kiến tăng chuyến