Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 390/BTNMT-TCQLĐ ngày 5/3/2021 của Bộ trưởng Bộ TN&MT về Kế hoạch tổng kết thi hành và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
8 bước thực hiện xây dựng Dự án Luật
Kế hoạch chi tiết xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) gồm các bước như sau: Thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Tổ chức họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập để thống nhất kế hoạch triển khai và chuẩn bị các nội dung liên quan đến phân công nhiệm vụ, chủ trương, định hướng, Đï cương Dự thảo Luật để báo cáo Ban Soạn thảo; Tổ chức soạn thảo nội dung Dự thảo Luật và hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Tổ chức Hội thảo chuyên đề lấy ý kiến về các nội dung đề xuất của các nhóm chuyên môn; Tổng hợp và hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Tổ chức họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập lấy ý kiến về hồ sơ, nội dung Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi về hồ sơ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Tổng hợp tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý và hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Gửi Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; hoàn thiện hồ sơ và trình Chính phủ; Phối hợp với các cơ quan của Chính phủ tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật; Gửi hồ sơ Dự án Luật đến các Ủy ban của Quốc hội để thẩm tra; Phối hợp với các cơ quan thẩm tra của Quốc hội để tiếp thu, giải trình, hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật; trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022).
8 nhóm thực hiện xây dựng
Trên cơ sở nội dung công việc trên, Kế hoạch yêu cầu thành lập 8 nhóm để giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện trong suốt quá trình xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) với các nội dung như: chỉ đạo, điều hành chung việc xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), tổ chức xây dựng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); Báo cáo đánh giá tác động đến kinh tế - xã hội - môi trường, tác động về giới của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi…
Đề xuất sửa đổi các quy định về quyền, trách nhiệm của Nhà nước; cơ cấu tổ chức, bộ máy làm công tác quản lý Nhà nước về đất đai; phân cấp quản lý Nhà nước về đất đai.
Tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá những chồng chéo, mâu thuẫn và sự không đồng bộ, thống nhất giữa Luật Đất đai với các Luật khác có liên quan.
Đề xuất định hướng sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đất đai và các Luật khác có liên quan để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo nâng cao chất lượng đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về tài chính đất đai, giá đất; thu hồi đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; thống kê, kiểm kê đất đai; quản lý, sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; theo dõi, đánh giá, giám sát việc quản lý và sử dụng đất; đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về đo đạc, lập hồ sơ địa chính; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai;
Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về phân loại đất; chế độ sử dụng các loại đất; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thủ tục hành chính về đất đai; đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai; giám sát quản lý và sử dụng đất.
Bộ trưởng giao Tổng cục Quản lý đất đai chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch. Đồng thời yêu cầu, Trưởng các nhóm có trách nhiệm chủ động triển khai nhiệm vụ theo Kế hoạch và hàng tuần, hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ trưởng, Thứ trưởng.
Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ liên quan đến đất đai để cung cấp cơ sở lý luận cho việc đề xuất sửa đổi Luật Đất đai.
Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Báo Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh tuyên truyền tổng kết thi hành Luật Đất đai, thực hiện nhiệm vụ phân công theo Kế hoạch truyền thông đã được Bộ phê duyệt...
Kế hoạch đặt ra lộ trình tổ chức lấy ý kiến rộng rãi về hồ sơ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng chịu tác động vào tuần thứ tư của tháng 10/2021; Tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; hoàn thiện hồ sơ và trình Chính phủ trước 10/1/2022; Phối hợp với các cơ quan thẩm tra của Quốc hội để tiếp thu, giải trình hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) trước 15/4/2022.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Thủ tướng chỉ đạo các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp
- Dự kiến lương tối thiểu vùng tăng 6%
- Giá xăng được điều chỉnh giảm hơn 900 đồng/lít
- Sắp ra mắt Cổng thông tin cơ sở dữ liệu thương mại Việt Nam
- Thêm 600 người Việt Nam sơ tán khỏi vùng chiến sự Ukraine về nước
- Thủ tướng: Xây dựng Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước