Theo Kế hoạch, chỉ tiêu tỉnh Hậu Giang đề ra về phát triển công nghiệp là tập trung chỉ đạo xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với các tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tăng cường kêu gọi thu hút các dự án đầu tư liên quan đến lĩnh vực xử lý môi trường, các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, công nghiệp chế biến (rau quả, thủy sản,..), chế tạo và năng lượng (điện mặt trời, điện gió, nhiệt điện,...).
UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành và địa phương liên quan tập trung chỉ đạo xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với các tiện nghi, tiện ích công cộng. Cạnh đó, tăng cường kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư liên quan đến lĩnh vực xử lý môi trường, các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng,…
Trong đó, phấn đấu thành lập mới một khu công nghiệp, lập hai đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp để làm cơ sở lập các thủ tục thành lập các khu công nghiệp. Đồng thời, hoàn chỉnh quy hoạch và thành lập mới hai cụm công nghiệp, mở rộng một cụm công nghiệp.
Trong đó, quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Phấn đấu thành lập mới 01 khu công nghiệp; lập 02 đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp để làm cơ sở lập các thủ tục thành lập các khu công nghiệp; triển khai lập các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng theo đồ án quy hoạch phân khu được phê duyệt; Hoàn chỉnh quy hoạch và thành lập mới 02 cụm công nghiệp, mở rộng 01 cụm công nghiệp; Khởi công đầu tư xây dựng các dự án năng lượng tái tạo, các dự án trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã có chủ trương đầu tư; Triển khai thực hiện Đề án khuyến công, Đề án xúc tiến thương mại Quốc gia, địa phương một cách đồng bộ, thiết thực, hiệu quả; Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh năm 2010 đạt được chỉ tiêu kế hoạch trên giao, bằng 107,82% so với năm 2020; giá trị sản xuất công nghiệp (Giá thực tế) đạt được chỉ tiêu kế hoạch trên giao, bằng 107,10% so với năm 2020.
Về phát triển logistics, tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư hoàn thiện các dự án kết cấu hạ tầng giao thông thủy, bộ trên địa bàn tỉnh có tính kết nối cao, nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ vận chuyển hàng hóa, đi lại, mở rộng và nâng công suất, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa; tập trung chỉ đạo xây dựng đồng bộ hệ thống logistics để góp phần phát triển các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị sản phẩm có lợi thế, làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phấn đấu năm 2021 đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 01 trung tâm logistics trên địa bàn tỉnh; Thực hiện hoàn thành 100% kế hoạch vốn được phân bổ trong năm 2021 cho các dự án tuyến đường giao thông thủy, bộ như: đường nối thị trấn Ngã Sáu đến đường Nam Sông Hậu; đường tỉnh 931 (đoạn từ xã Vĩnh Viễn đến đường Vị Thanh - Cần Thơ); đường tỉnh 931 (đoạn từ xã Vĩnh Viễn đến cầu Xẻo Vẹt); đường tỉnh 926B kết nối với tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, tỉnh Sóc Trăng.
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp và logistics tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021 - 2025 trong năm 2021 là 2.291,09 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 353,10 tỷ đồng, ngân sách địa phương 58,40 tỷ đồng, vốn tư nhân (doanh nghiệp) 1.879,59 tỷ đồng.
Năm 2020 về kinh tế - xã hội của Hậu Giang đã đạt 18/19 chỉ tiêu đề ra và vượt kế hoạch. Trong đó 12 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 6 chỉ tiêu đạt kế hoạch và 1 chỉ tiêu không đạt kế hoạch. Năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Hậu Giang đạt 4,53%. trong đó, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp: 3,09% (kế hoạch 2,7%), khu vực công nghiệp - xây dựng: 14,62% (kế hoạch 11,53%)…
Theo công văn thông báo kết quả tăng trưởng kinh tế các tỉnh trong cả nước của Tổng Cục thống kê, trong đó Hậu Giang có tốc độ tăng trưởng đạt 4,53%. Theo thông báo của Tổng Cục thống kê với kết quả tăng trưởng như thế thì Hậu Giang là tỉnh có mức tăng trưởng GRDP cao nhất ĐBSCL và đứng thứ 20 cả nước. Đặc biệt trong tăng trưởng GRDP, khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua (2016 -2020.
Cơ cấu kinh tế của Hậu Giang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp; các thành phần kinh tế phát triển khá về quy mô, tỷ trọng thành phần kinh tế có vốn nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 2020 là 14,9%, 84,5%, 0,6%.
Trong cơ cấu kinh tế ngoài nhà nước, thành phần kinh tế cá thể đóng góp 54,5%, doanh nghiệp tư nhân đóng góp 26,7%, kinh tế tập thể đóng góp 3,3%.
Năm qua, Hậu Giang đã huy động vốn đầu tư toàn xã hội 20.700 tỷ đồng, tăng 7,39% so với cùng kỳ.
Trong đó, vốn Nhà nước tăng 5,8%, chiếm tỷ trọng 21,4%; vốn doanh nghiệp tăng 12,6%, chiếm 49%; vốn đầu tư của dân cư tăng 0,5% chiếm 23,4%...
Tín hiệu đáng mừng, đó là đời sống nhân dân đã có bước cải thiện, GRDP bình quân đầu người đạt 52,60 triệu đồng/năm, tương đương 2.266 USD, tăng 8,01 % so với năm trước, đạt 107,34% kế hoạch.
Tổng thu ngân sách nhà nước là 10.382 tỷ đồng, đạt 134,89% kế hoạch Trung ương giao và đạt 103,75% kế hoạch HĐND tỉnh giao. Trong đó, thu nội địa là 3.450 tỷ đồng, bằng 94,34% so với cùng kỳ, đạt 106,45% kế hoạch.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 1.061 triệu USD, tăng 15,08% so cùng kỳ, vượt 1,63% kế hoạch. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%, vượt kế hoạch.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Thông điệp gửi mẹ qua chiếc chong chóng tuổi thơ
- Tập đoàn Geleximco và những dự án nhà ở ghi dấu ấn
- Tập đoàn BRG lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng BCI Asia Awards 2022
- Những “chuyến tàu trở về tuổi thơ” xuất phát tại công viên xanh lớn nhất miền Bắc
- Sổ tiết kiệm HDBank trị giá 300 triệu đồng đã tìm được chủ nhân
- Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, giá vé tăng, hàng không và đường sắt dự kiến tăng chuyến