15:52 - 13/04/2022
 
Sở Giáo dục đào tạo, Hà Nội chỉ đạo các trường cần dành lượng thời gian phù hợp để học sinh làm quen trở lại với việc học trực tiếp.

Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục đào tạo(GD&ĐT) Hà Nội, với các học sinh lớp 1 chưa từng tới trường, nhà trường cần: phổ biến các quy định về học tập và sinh hoạt tại trường; tổ chức các hoạt động để tạo hứng thú và trạng thái thoải mái cho học sinh tới trường. Hướng dẫn các emkiến thức phòng dịch, những việc cần làm và nguyên tắc cần tuân thủ trong phòng dịch để bảo vệ bản thân và cộng đồng; tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh. Và tăng cường sự tương tác, gắn kết giữa các học sinh trong lớp học.

Bên cạnh đó, bộ GD&ĐT cũng lưu ý việc tiếp tục tổ chức dạy học tại trường các nội dung cơ bản, cốt lõi theo các văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ sao cho phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh, tránh gây áp lực, quá tải đối với học sinh.

1222_HYc_sinh_lYp_1_trYYng_BY_vYn_Yan

Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Bế Văn Đàn (Đống Đa, Hà Nội) ngày đầu trở lại trường sau hơn 1 năm phải xa trường vì Covid-19. Ảnh Camera 360 

Việc tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức sao cho phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh theo từng địa phương. Tổ chức việc kiểm tra, đánh giá định kì theo hình thức trực tiếp tại trường cần được thực hiện sau một thời gian học sinh đã được ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức.

Riêng đối với học sinh lớp 12, các trường cần xây dựng Kế hoạch hoàn thành năm học 2021-2022 trước ngày 30/6/2022. Đối với những địa phương không thể hoàn thành trước ngày 30/6/2022 vì lý do bất khả kháng cần kịp thời báo cáo Bộ GD&ĐT để được hướng dẫn cụ thể, đảm bảo phù hợp với Kế hoạch tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Bên cạnh đó Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu triển khai các nội dung, biện pháp phòng, chống dịch và xử lý các tình huống phát sinh kịp thời và hiệu quả theo các phương án, kịch bản đã được UBND tỉnh phê duyệt và chỉ đạo. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, diễn tập cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh để tạo sự đồng thuận cho trẻ em mầm non, học sinh đến trường, đảm bảo an toàn. Không chủ quan, xem nhẹ việc phòng dịch nhưng cũng không thực hiện căng thẳng quá mức cần thiết, ảnh hưởng tới việc học tập và sinh hoạt của học sinh.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để quản lý học sinh học tập ở nhà, học tập ở trường cũng như việc đi lại hàng ngày từ nhà đến trường và từ trường về nhà. Theo dõi, quản lý sức khỏe của học sinh để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời.

Song song, vấn đề cần lưu tâm là sức khoẻ tâm thần khi trẻ quay trở lại trường học, nhất là học sinh tiểu học. Sau đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi khá nhiều thói quen sinh hoạt có thể dẫn đến việc trẻ căng thẳng, lo lắng hoặc buồn bã quá mức, thói quen ăn ngủ không lành mạnh và khó tập trung chú ý. Thậm chí khiến trẻ dễ nổi nóng, gây hấn hoặc thất vọng, chán nản.

Đặc biệt cần lưu tâm những trường hợp trẻ đã có xu hướng bị nghiện game, bị bắt nạt tại trường, tính cách nhút nhát...Bởi khi học sinh quay lại trường học trẻ không chịu đi học, thậm chí trốn học để chơi game không chịu làm bài, làm việc riêng chống đối giáo viên...

Các chuyên gia cũng chỉ ra những nguy cơ mà trẻ phải đối mặt khi trở lại trường như tình trạng lôi kéo, sử dụng chất kích thích, hay tình trạng bị lạm dụng về thể chất, lời nói, cảm xúc nên cha mẹ cần hết sức chú ý và đồng hành cùng trẻ trong giai đoạn này. Đặc biệt, cha mẹ cần gần gũi để thấu hiểu tâm tư của con thay vì la mắng, áp đặt.

Và khi trở lại ăn bán trú cần phải dạy cho học sinh kỹ năng ăn uống an toàn tại trường (khử khuẩn tay trước khi ăn, cởi bỏ khẩu trang đúng cách, ngồi giãn cách với các bạn ở vị trí thông thoáng gió, không nói chuyện trong khi ăn, đeo khẩu trang mới sau khi ăn...).

Như vậy nhà trường, thầy cô, phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ nhằm tránh căng thẳng, bỡ ngỡ khi học sinh quay lại trường học sau thời gian dài ở nhà học trực tuyến. Tất cả mọi thứ liên quan đến áp lực học tập, buồn chán, chậm chạp, ít nói cần cho trẻ đi khám ngay để có những biện pháp can thiệp kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra./.

Theo Tầm nhìn

Bạn nghĩ sao?