Trong văn bản vừa gửi Bộ GTVT, UBND tỉnh Hà Giang dự kiến nghiên cứu vị trí sân bay tại huyện Bắc Quang. Tiêu chuẩn cảng hàng không quân sự cấp II và cấp 4C theo tiêu chuẩn hàng không dân dụng. Sân bay có diện tích khoảng 388 ha, trong đó phần dùng cho mục đích quân sự là 70 ha.
Theo lãnh đạo tỉnh Hà Giang, sau khi được Thủ tướng phê duyệt, địa phương sẽ khẩn trương xác định mốc giới, công bố quy hoạch và quản lý ranh giới, quy hoạch sẵn sàng đáp ứng yêu cầu xây dựng sân bay lưỡng dụng quân sự và dân dụng. "UBND tỉnh Hà Giang xác định việc đầu tư xây dựng sân bay là một chủ trương lớn, tạo bước đột phá làm động lực phát triển kinh tế xã hội tỉnh", văn bản nêu.
Trước Hà Giang, tỉnh Ninh Bình cũng đề nghị quy hoạch sân bay, dự kiến tại huyện Kim Sơn hoặc huyện Yên Khánh. Theo lý giải của tỉnh, Ninh Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch với truyền thống lịch sử - văn hóa, phong cảnh tự nhiên phong phú và đa dạng. Hàng năm, tỉnh thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước, năm 2019 tỉnh đã đón trên 7,6 triệu lượt khách.
Bên cạnh đó, Ninh Bình cũng tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử (trong đó Nhà máy ôtô Hyundai Thành Công, một trong 3 nhà máy lắp ráp ô tô lớn nhất Việt Nam), tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài. Do vậy số lượng người nước ngoài đến tỉnh Ninh Bình công tác, làm việc sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.
Trước đó, tại báo cáo cuối kỳ quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất đến năm 2030, cả nước sẽ có 26 cảng hàng không, bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế, 12 cảng hàng không nội địa.
Trong đó, 5 cảng hàng không quốc tế cửa ngõ gồm Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành.
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang của Cục thống kê tỉnh Hà Giang Năm 2020, Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh năm 2020 ước đạt 1,69%, thấp hơn so với mục tiêu Nghị quyết (7,0%) và thấp hơn mức tăng 6,0% của năm 2019. Trong 1,69% tăng trưởng, khu vực nông - lâm nghiệp – thủy sản tăng 2,54% đóng góp 0,76 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp – XDCB giảm 0,67% đóng góp (-0,16) 2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 2,64% đóng góp 1,06 điểm phần trăm; thuế và trợ cấp sản phẩm tăng 0,62% đóng góp 0,03 điểm phần trăm.
Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn năm 2020 theo giá hiện hành đạt 25.598 tỷ đồng, trong đó: khu vực I đạt 8.061,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,49%; khu vực II đạt 5.779,2 tỷ đồng, chiếm 22,58%; khu vực III đạt 10.270,4 tỷ đồng, chiếm 40,12%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 1.487,1 tỷ đồng, chiếm 5,81%. Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người ước đạt 29,42 triệu đồng/người/năm, tăng 4,6% bằng 1,34 triệu đồng so với năm 2019.
Do nhóm ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản (XDCB) giảm, trong khi nhóm ngành nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá nên cơ cấu kinh tế dịch chuyển không thuận theo mục tiêu Nghị quyết đề ra là tăng tỷ trọng công nghiệp - XDCB và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp - thủy sản, cụ thể: Cơ cấu kinh tế theo VA, năm 2020 nhóm ngành nông lâm nghiệp thủy sản chiếm 33,43%, tăng 2,36% so với năm 2019; nhóm ngành công nghiệp - XDCB chiếm 23,97%, giảm 1,17%; nhóm ngành dịch vụ chiếm 42,6%, giảm 1,37%.
Là địa phương nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, dư địa để phát triển ngành nông nghiệp còn nhiều tiềm năng, đặc biệt đối với cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, dược liệu. Do đó việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư các dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tạo ra chuỗi giá trị lớn mang lại hiệu quả cho nền kinh tế và ổn định thu nhập của nông dân cần phải được triển khai quyết liệt hơn. Trong thời gian tới tỉnh cần có chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với từng địa phương, song song với phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông sản địa phương, qua đó tạo nên nét đặc thù trong phát triển du lịch của tỉnh đó là sự kết hợp giữa các loại hình du lịch sinh thái, trải nghiệm, khám phá với sử dụng các sản phẩm tại chỗ và các đặc sản sản xuất từ vùng nguyên liệu truyền thống của địa phương.
Tổng thu ngân sách địa phương năm 2020 ước đạt 16.538,9 tỷ đồng, trong đó: Thu NSNN trên địa bàn ước 2.345 tỷ đồng (thu nội địa 2.228,7 tỷ đồng; thu cân đối xuất nhập khẩu 109 tỷ đồng; các khoản thu tài trợ, viện trợ 7,2 tỷ đồng); thu bổ sung từ Ngân sách Trung ương 12.516,5 tỷ đồng, đạt 98,5 % kế hoạch.
Tổng chi ngân sách địa phương năm 2020 ước 15.949,4 tỷ đồng, đạt 99,89% dự toán giao, trong đó: Chi đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách 1.220,8 tỷ đồng, chi thường xuyên 8.551,1 tỷ đồng; chi chương trình mục tiêu 4.221 tỷ đồng (vốn đầu tư 2.322,1 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 1.898,9 tỷ đồng).
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Đà Nẵng: Khởi tố "đầu nậu" mua bán động vật hoang dã cung cấp cho nhà hàng, quán nhậu
- Hết Quý 1, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới chỉ đạt trên 11%
- Dự án nâng cấp Quốc lộ 19: Mở rộng đường đèo An Khê
- Phú Yên: Ra mắt mô hình Tổ tự quản phân loại rác thải nhựa
- Đài Loan đầu tư 2 Dự án sản xuất giày, dép xuất khẩu 113 triệu USD tại Nghệ An
- Bắc Giang: Sắp có khu đô thị sân golf quy mô hơn 600ha