Tại hội thảo “Đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát triển bền vững” do Bộ Biên tập Tạp chí cộng sản phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương tổ chức chiều 12/10 ở Hà Nội, các đại biểu nhấn mạnh việc đổi mới cải cách, xem xét lại chế tài đối với những doanh nghiệp nhà nước không phát huy được hiệu quả.
Phát biểu khai mạc và chỉ đạo Hội thảo, Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: Doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực, địa bàn then chốt của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu; góp phần điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, ổn định an ninh, chính trị.
Các doanh nghiệp nhà nước hiện đang chi phối hoặc có ảnh hưởng lớn trong nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng của quốc gia như: Năng lượng, tài chính, tín dụng, ngân hàng, viễn thông, lương thực, dịch vụ cảng hàng không...
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước không cao và chưa được cải thiện nhiều. Việc thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước còn bất cập. Các doanh nghiệp nhà nước chưa phát huy vai trò nòng cốt trong khu vực kinh tế nhà nước. Một số doanh nghiệp nhà nước yếu kém, làm ăn thua lỗ, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát lớn tài sản nhà nước, gây bức xúc cho xã hội.
Nhận thức rõ về vị trí, vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhà nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 5, khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW về “tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.”
Nhìn chung, các doanh nghiệp nhà nước đã từng bước thực hiện theo đúng chủ trương Nghị quyết 12 NQ/TW, tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Về cơ bản, các cơ chế, chính sách hiện nay đã bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như: Tài chính-ngân hàng, dầu khí, điện, than, khai khoáng, viễn thông, giao thông vận tải, cung ứng xăng dầu, lương thực… vừa đảm bảo nền tảng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngành kinh tế khác, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và xuất khẩu.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, với những biến động khó đoán định của thị trường và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài và các thành phần kinh tế trong nước, song bằng quá trình đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước vẫn trụ vững, hoạt động hiệu quả, thể hiện được vai trò nòng cốt, dẫn dắt và đảm bảo giữ vững một số cân đối lớn của nền kinh tế, có đóng góp quan trọng trong xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
Các tham luận nhận định, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước cải thiện chưa được nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là những bất cập trong các cơ chế, chính sách. Vì vậy, để thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát triển bền vững trong thời gian tới, rất cần thiết nhận diện những điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp nhà nước.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Viết nhạc bằng cả trái tim
- Suntory Pepsico Việt Nam khẩn trương hỗ trợ nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Nơi biên cương: “Điểm tựa”!
- Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngành xây dựng
- Công bố chương trình ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngành xây dựng HUCE-INTECH 2023
- Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo lĩnh vực xây dựng