Hoàng Bách -
 
Lee Kun-hee, người đã biến Samsung Electronics thành nhà sản xuất điện thoại thông minh, TV và chip nhớ lớn nhất thế giới, vừa qua đời ở tuổi 78
1

 Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-hee - ảnh minh họa.

Theo công bố của Samsung, Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-hee từ trần hôm 25/10 bên cạnh gia đình nhưng công ty này không đề cập đến nguyên nhân cái chết. Ông đã phẫu thuật vào năm 2014 sau một cơn đau tim và được điều trị ung thư phổi vào cuối những năm 1990.

Ông Lee là người đã yêu cầu nhân viên "thay đổi mọi thứ ngoại trừ vợ và con của bạn" trong quá trình thúc đẩy sự đổi mới của Samsung và thách thức các đối thủ như Sony. Ông là người giàu nhất Hàn Quốc, với tài sản ròng ước tính là 20,7 tỷ USD, theo Bloomberg. Samsung, Chaebol lớn nhất Hàn Quốc, đã được con trai duy nhất của ông - Lee Jae Yong - lãnh đạo kể từ sau cơn đau tim.

"Chủ tịch Lee là một người có tầm nhìn xa trông rộng thực sự, người đã biến Samsung thành nhà đổi mới và cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới từ một doanh nghiệp địa phương. Di sản của ông ấy sẽ trường tồn", thông báo của Samsung viết.

1_40

 

Dấu ấn chủ tịch Lee Kun-hee

Năm 1987, nhà sáng lập Samsung Lee Byung-Chull qua đời, con trai út của ông là Lee Kun-hee (sinh năm 1942) đảm nhiệm chức Chủ tịch Samsung thay cha. Từ năm 1971, ông Lee Kun-hee đã được cha chọn làm người thừa kế cơ nghiệp.

Trong thập niên 1990, Samsung tiếp tục mở rộng trên thị trường điện tử toàn cầu. Tuy gặt hái được nhiều thành công nhưng Samsung cũng vướng phải nhiều vụ bê bối ảnh hưởng tới hoạt động công ty, trong đó có nhiều cáo buộc hối lộ và vi phạm bản quyền.

Dù vậy, công ty tiếp tục đạt nhiều thành tựu về công nghệ và chất lượng sản phẩm, nhiều mặt hàng của Samsung – từ linh kiện bán dẫn tới màn hình – lọt vào top 5 thị phần toàn cầu.

Tháng 6/1993, Chủ tịch Lee Kun-hee bất ngờ thực hiện một cuộc cải cách xuyên suốt từ tầng lớp lãnh đạo tới những nhân viên cấp thấp của Samsung để nâng tầm năng lực cạnh tranh tập đoàn.

Vị chủ tịch này cho rằng Samsung khi đó là doanh nghiệp lớn nhất châu Á bên ngoài Nhật Bản nhưng vẫn chỉ là một thế lực "hạng hai" theo tiêu chuẩn toàn cầu. Vì vậy ông yêu cầu tất cả cấp dưới "phải thay đổi mọi thứ, ngoại trừ gia đình".

Theo Britannica, ông cho rằng sự yếu kém của Samsung bắt nguồn từ xã hội Hàn Quốc, bao gồm hệ thống giáo dục quá chú trọng vào học thuộc lòng và kiểu lãnh đạo độc đoán. Chủ tịch Lee Kun-hee yêu cầu cải cách toàn diện.

Theo chiến lược "quản trị mới", Samsung nhấn mạnh tất cả nhân viên cấp dưới phải chỉ ra những sai sót của lãnh đạo. Tập đoàn này cũng đặt chất lượng lên trên số lượng, đưa thêm phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo cấp cao và gạt bỏ thói quan liêu.

2

 

Trong những năm 2010, Samsung phát triển mạnh dòng điện thoại thông minh Galaxy được người tiêu dùng đánh giá cao và thường xuyên đứng top smartphone bán chạy nhất thế giới.

Năm 2006, Samsung là hãng sản xuất TV hút khách nhất toàn cầu. Từ năm 2010, dòng sản phẩm Galaxy mở rộng sang phân khúc máy tính bảng với sự ra đời của chiếc Galaxy Tab.

Năm 2019, Samsung có khoảng 490.000 nhân viên ở hơn 80 quốc gia trên toàn cầu. Tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai được xây dựng bởi công ty xây dựng của Samsung.

Sau khi ông Lee Kun-hee qua đời. Người con cả - cũng là con trai duy nhất của ông là Phó Chủ tịch Lee Jae-yong từ lâu đã được coi là người thừa kế tập đoàn Samsung.

Ông Lee Kun-hee từng nói: "Nếu con của nhà sáng lập một tập đoàn kế thừa quyền điều hành tập đoàn đó, chúng cần được sự công nhận của xã hội".

Phó Chủ tịch Lee Jae-yong đã tuyên bố sẽ không trao quyền điều hành Samsung cho con cái của mình.

Bạn nghĩ sao?