Ý kiến này được ông Trần Quang Chiểu (Đại biểu Nam Định) nêu tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 5/11. Ông Chiểu nói, "theo tài liệu tôi tự tính toán", dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) còn ba nội dung ưu đãi trái quy định tại thời điểm ký kết là áp thuế thu nhập doanh nghiệp 10% toàn bộ đời của dự án, ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho công nhân viên trong khu kinh tế Nghi Sơn và cam kết bao tiêu sản phẩm.
Trước đó, tại diễn đàn Quốc hội tháng 10/2016, ông Trần Quang Chiểu cũng phát biểu về việc ưu đãi thuế nhập khẩu 3 năm 7% cho dự án này, theo ông tính toán, sau khi bù trừ đi thuế, tiền phí, tiền thuê đất... thu được từ dự án, số phải trả thêm cho nhà đầu tư trong 10 năm ít nhất là 36.730 tỷ đồng (nếu giá dầu là 50 USD một thùng).
Do đó, nếu tính cả thiệt hại do 3 nội dung cam kết ưu đãi trên, ông Chiểu ước tính thiệt hại cho ngân sách quốc gia sẽ rất lớn. "Đến nay chưa có cơ quan nào tính toán cụ thể thiệt hại thêm cho ngân sách quốc gia nhưng chắc chắn không phải nhỏ, hàng nghìn tỷ, thậm chí là hàng chục nghìn tỷ đồng", ông Chiểu, người cũng đang là Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội nói.
Ông Chiểu thông tin thêm, Thủ tướng đã giao cho các bộ, ngành chức năng nhiều lần thảo luận, đàm phán với nhà đầu tư để giảm thiệt hại thấp nhất cho ngân sách quốc gia, song nhà đầu tư vẫn không nhượng bộ. Lý do là các ưu đãi của GGU đã được họ tính vào chi phí hiệu quả kinh doanh.
Theo đại biểu này, GGU là thỏa thuận quốc tế nên không thể nói là không thực hiện. Do nhà đầu tư không nhượng bộ, Chính phủ đang bàn phương án nguồn tiền để thực hiện ưu đãi, trình các cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến, nhưng đến nay vẫn chưa đưa ra được phương án và giải pháp tối ưu nhất.
"Số tiền gọi là ưu đãi cho nhà đầu tư này sẽ được cấp trực tiếp từ ngân sách hay gián tiếp thông qua PVN đều là gánh nặng, tức là thuế của 100 triệu người dân hôm nay và con cháu chúng ta mai sau", Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách nói và yêu cầu truy trách nhiệm các cá nhân và tập thể sai phạm.
"Cần sớm có câu trả lời công khai trách nhiệm từ các cơ quan chức năng", đại biểu Chiểu nêu ý kiến.
Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá) nằm trong Khu kinh tế mở Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa có công suất giai đoạn 1 là 200.000 thùng dầu thô một ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm. Công suất này gần gấp đôi Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi).
Dự án này do liên doanh 4 nhà đầu tư trong nước và quốc tế gồm: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait KPI (Kuwait), Công ty Idemitsu và Công ty Hóa chất Mitsui (Nhật Bản). Tổng vốn đầu tư 9 tỷ USD, vốn điều lệ của Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn là 2,44 tỷ USD. Phần lớn vốn giải ngân cho dự án này là vay ngân hàng, còn lại do các bên góp vốn.
Dự án này được hưởng hàng loạt ưu đãi như thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 70 năm và nhiều ưu đãi khác, như được cấp bù (từ tiền của PVN) trong giai đoạn 2017-2027 nếu thuế suất áp dụng chung trên thị trường thấp hơn thuế ưu đãi; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm (chỉ phải nộp thuế suất bình quân 10% trong vòng 70 năm sau đó). PVN cũng là đơn vị bao tiêu sản phẩm của Nghi Sơn trong vòng 15 năm, với giá mua buôn tương đương nhập khẩu cùng thời điểm cộng với ưu đãi thuế nhập khẩu 3-7%...
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Suntory Pepsico Việt Nam khẩn trương hỗ trợ nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4: Chấp hành tốt quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng hóa chất
- Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024)
- Lãnh đạo thực hiện kế hoạch sản xuất điện nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Đảng bộ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân
- Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4: Vượt sản lượng điện trong mùa khô 2023-2024
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên