Ngày 30/1, báo Tiền Phong đưa tin, Tổng cục Thuế đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã chứng khoán NBB, trụ sở tại 1648 Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8, TP. Hồ Chí Minh).
Theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Tổng cục thuế do Phó tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh ký, doanh nghiệp bất động sản này đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp.
Do đó, cơ quan thuế quyết định xử phạt về hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp (theo tỷ lệ 20%) của Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy số tiền gần 2,8 tỷ đồng.Ngoài ra, với hành vi khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, công ty bị xử phạt 2,1 triệu đồng. Công ty NBB còn có hành vi xuất hóa đơn chậm, bị phạt 6 triệu đồng.
Tổng cục Thuế cũng đồng thời áp dụng biện pháp truy thu thuế giá trị gia tăng gần 13,9 tỷ đồng và truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp 44,8 triệu đồng với doanh nghiệp này.Bên cạnh đó, cơ quan quản lý thuế điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng năm 2019 được khấu trừ chuyển kỳ sau 25 tỷ đồng và tiền chậm nộp thuế 2,25 tỷ đồng.“Tổng số tiền thuế truy thu, phạt về hành vi vi phạm hành chính thuế, tiền chậm nộp thuế, giảm khấu trừ hơn 44 tỷ đồng. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 31/12/2020”, Tổng cục Thuế cho hay.
Công ty năm bảy bảy không phải là đơn vị nhỏ có vi phạm và bị phạt về thuế. Cách đây không lâu, Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng VPBank cũng có văn bản thừa nhận bị truy thu thuế bị phạt vì có kê khai sai trong 2 năm 2018 và 2019. “Ngân hàng VPBank nhận được Quyết định số 2236/QĐ-TCT của Tổng Cục Thuế về việc xử lý vi phạm về thuế qua kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế năm 2018 và 2019. Theo đó, số tiền thuế mà VPBank phải nộp bổ sung của năm 2018 là 7,67 tỷ đồng, của năm 2019 là hơn 6 tỷ đồng. Số tiền phạt kê khai sai và chậm nộp phát sinh liên quan của năm 2018 và năm 2019 lần lượt là 2,97 tỷ đồng và 1,67 tỷ đồng. Tổng số tiền mà VPBank phải nộp là hơn 18 tỷ đồng”, VPBank thừa nhận.
Cần phải xác minh làm rõ các hành vi vi phạm có dấu hiệu trốn thuế hay không
Trao đổi với PV về việc Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy bị xử lý vi phạm hành chính thuế, Luật sư Lê Hằng, Công ty Luật TAT Law firm cho biết, theo qui định pháp luật hiện hành, trốn thuế là hành vi xâm phạm chính sách thuế của Nhà nước thông qua việc chủ thể không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. Trốn thuế có thể coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội và xâm phạm chế độ quản lý kinh tế của nhà nước.
Theo Luật quản lý thuế 2019 tại Điều 143 có qui định 12 hành vi bị coi là trốn thuế. Các hành vi vi phạm sau đây đều có thể bị coi là hành vi trốn thuế theo quy định pháp luật: “ Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thu;
Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm; Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm; Lập hóa đơn sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế;Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm; Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế;
Sử dụng hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế (bao gồm cả không chịu thuế) không đúng với mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế; Sửa chữa, tẩy xóa chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm; Hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm; Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; khai sai căn cứ tính thuế phát sinh số thuế trốn, số thuế gian lận;Người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh; Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp (12)
Đối với việc xử lý vi phạm liên quan đến thuế: Nếu vi phạm được kiểm tra phát hiện ngay trong thời gian đang được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì không xử phạt về hành vi trốn thuế mà thực hiện xử phạt vi phạm về thủ tục thuế hoặc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
Trường hợp nếu vi phạm chưa được kiểm tra phát hiện mà cá nhân, tổ chức không tự điều chỉnh hậu quả làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tiếp sau khi hết thời hạn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế. Các mức phạt tiền có thể áp dụng theo các mức phạt khác nhau đối với người nộp thuế là tổ chức, mức phạt tiền đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo qui định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận. Số tiền thuế trốn, gian lận là số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo qui định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính, cá nhân, tổ chức còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 200 Bộ luật hình sự 2015 nếu có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm. Theo đó, pháp luật có qui định: “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đến dưới 100 triệu hoặc dưới 100 triệu nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế…thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm…”.
Tội trốn thuế áp dụng đối với cả cá nhân và pháp nhân. Theo đó pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 10 tỉ đồng, có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn 06 tháng đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 đến 03 năm.
Như vậy, đối với vụ việc trên cơ quan có thẩm quyền phải xác minh làm rõ về các hành vi vi phạm có dấu hiệu trốn thuế của các đơn vị “hay quên” đóng thuế, kê khai sai để thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm kịp thời, khách quan, đúng pháp luật, phát hiện truy thu lại thuế cho nhà nước và xử lý mạnh tay, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cấu thành đầy đủ các dấu hiệu của tội trốn thuế theo qui định của pháp luật hiện hành.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Thông điệp gửi mẹ qua chiếc chong chóng tuổi thơ
- Tập đoàn Geleximco và những dự án nhà ở ghi dấu ấn
- Tập đoàn BRG lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng BCI Asia Awards 2022
- Những “chuyến tàu trở về tuổi thơ” xuất phát tại công viên xanh lớn nhất miền Bắc
- Sổ tiết kiệm HDBank trị giá 300 triệu đồng đã tìm được chủ nhân
- Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, giá vé tăng, hàng không và đường sắt dự kiến tăng chuyến