Khánh Nam -
 
Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” được đánh giá là bước cải cách lớn, tạo sự thông thoáng, minh bạch, cắt giảm chi phí, thời gian và tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

 Tại cuộc họp sáng ngày 13/10  Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng làm việc với các bộ, cơ quan liên quan về Đề án "Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu" theo Tờ trình của Bộ Tài chính.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, từ đầu nghiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, với sự quyết tâm của Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, cơ quan đã cắt giảm 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh; cắt giảm 6.776/9.926 danh mục dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành và 30/120 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, đây là con số rất lớn và để có kết quả này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đánh giá cao sự quyết tâm của các bộ, cơ quan trong thời gian qua. Tuy nhiên, đến nay, còn 1.501 danh mục dòng hàng đang còn chồng chéo và đang được các bộ, cơ quan đang tiếp thục chỉ đạo cải cách.

Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, dù đã nỗ lực cải cách nhưng thủ tục nhập khẩu hàng hóa vẫn còn rào cản để gia nhập thị trường; làm tăng chi phí, thời gian, tốn kém cho xã hội.

qd

 

Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì xây dựng đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch...), Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm. Tại buổi họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị Bộ Tài chính và các bộ liên quan cần trao đổi, thảo luận về Đề án, cụ thể cả về tên gọi, phạm vi, mô hình mới trong cải cách kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu...

Theo báo cáo môi trường kinh doanh năm 2020 do Ngân hàng Thế giới công bố tháng 10/2019, Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam giảm 4 bậc (từ vị trí 100 xuống vị trí 104/190 nước); chỉ số chung về môi trường kinh doanh giảm 1 bậc (từ vị trí 69 lên đến vị trí 70/190 nước), vẫn đứng thứ 5 trong 10 nước ASEAN.

Trước thực trạng đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì xây dựng đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch...), Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm.

Mục tiêu của Đề án là cắt giảm chi phí, thời gian và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu. Đề án đã được Bộ Tài chính xây dựng, lấy ý kiến các bộ, ngành và trình Chính phủ cho ý kiến.

Theo số liệu ước tính, nếu đề án được triển khai, tỷ lệ số tờ khai kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong một năm cắt giảm được theo mô hình mới so với mô hình hiện tại là khoảng 54,4% (chưa tính đến việc giảm số lô hàng kiểm tra do đề án đề xuất tăng đối tượng được miễn kiểm tra). Tổng số ngày kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm doanh nghiệp tiết kiệm được khi áp dụng mô hình mới so với mô hình hiện tại trong một năm là trên 2,4 triệu ngày. Chi phí tiết kiệm được cho doanh nghiệp trong một năm nhờ số ngày cắt giảm hơn 881 tỷ đồng (xấp xỉ 37,8 triệu USD).

 Do vậy, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, việc cải thiện chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới và chỉ số chung về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia rất cần có các giải pháp cụ thể, đặc biệt là giải pháp cụ thể triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP, Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, bên cạnh đó là Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ ban hành tháng 5/2020 có mục tiêu trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành.

"Nếu làm tốt Đề án thì cải cách rất triệt để, tạo dư địa rất lớn cho tăng trưởng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh về tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng về cải cách để tạo dư địa tăng trưởng, xây dựng môi trường cạnh tranh của Việt Nam.

                                           

Bạn nghĩ sao?