Hà Đông -
 
Nhận thức về lợi ích nối kết hạ tầng giao thông chưa rõ, vẫn còn xoay quanh trong ranh giới địa phương. Chưa hình thành, cập nhật và chia sẻ dữ liệu chung cho toàn vùng. Chưa thành lập được Quỹ đầu tư phát triển hạ tầng cho toàn vùng, do chưa có cơ chế phù hợp và sự đồng thuận. Chưa giải quyết bài toán lợi ích giữa các địa phương trong toàn vùng, lợi ích của từng tỉnh thành khi triển khai các dự án đầu tư theo quy hoạch, đứng trên góc độ liên vùng. PGS. TS Trần Hoàng Ngân chỉ ra những hạn chế trong xây dựng hạ tầng giao thông tại Hội thảo "Thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ".

 Trình bày tham luận tại Hội thảo, PGS. TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, các địa phương trong Vùng đã chủ động tìm nguồn đầu tư hệ thống giao thông nội tỉnh và liên vùng để phát triển khi ngân sách trung ương còn khó khăn cho đầu tư phát triển hệ thống đường bộ phía Nam.

Bình Dương đã kêu gọi nhiều nguồn vốn trong và ngoài tỉnh vào đầu tư, trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện mô hình xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT) trong giao thông và đạt được thành công ngoài mong đợi.  Tại Đồng Nai, chính quyền đã chủ động khắc phục khó khăn về nguồn vốn, tích cực tìm nguồn đầu tư nên những năm gần đây, bức tranh giao thông đường bộ của Đồng Nai có nhiều khởi sắc ấn tượng.

1

 

Đã có những công công trình tạo sự liên kết phát triển, phát huy hiệu quả tiềm năng trong vùng.  Các trục giao thông dọc theo hướng Bắc - Nam và Đông –Tây, bên cạnh các tuyến đường huyết mạch quốc gia đã được nâng cấp, đưa vào sử dụng như các quốc lộ 1, 51, 20... (Bình Dương). Các công trình trọng điểm, biểu tượng như cầu Đồng Nai, cầu Hóa An, hầm chui Tam Hiệp, đường Võ Nguyên Giáp, nút giao Vũng Tàu…  (Đồng Nai).

Tại TP.HCM, công trình giao thông trọng điểm được đầu tư từ ngân sách trung ương như cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên… Cầu Phú Mỹ dài hơn 2.000m nối các địa phương phía Bắc và phía Đông TP Hồ Chí Minh với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là dự án BOT với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng; Đại lộ Nguyễn Văn Linh dài 18km, rộng 120m, có tổng mức đầu tư khoảng 100 triệu USD từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Đại lộ Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt (đại lộ Đông - Tây) dài 22km, rộng 70m, tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng từ vốn ODA Nhật Bản... Xây dựng Thành phố phía Đông là thành phố trong lòng thành phố với mô hình là đô thị sáng tạo, công nghệ cao, hạ tầng hiện đại và đồng bộ, tạo cực tăng trưởng cho TP.HCM.

Tuy nhiên, đánh giá lại sau rà soát tiến độ triển khai các dự án kết nối hạ tầng giao thông, có thể thấy tiến độ còn khá chậm, chưa đạt mong đợi, gồm những nguyên nhân chủ quan và khách quan, quan trọng nhất là nguồn lực đầu tư. Làm sao đầu tư hiệu quả để các khu vực phát triển, nhưng khi nguồn lực có hạn, phải lựa chọn khu vực có tiềm năng sinh lời cao. Do đó, cần sự nỗ lực, tâm huyết của từng địa phương trong thời gian tới. Cần sự hỗ trợ từ các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong tháo gỡ vướng mắc, khó khăn.

Về hạn chế, ông Trần Hoàng Ngân chỉ ra, nhận thức về lợi ích nối kết hạ tầng giao thông chưa rõ, vẫn còn xoay quanh trong ranh giới địa phương. Chưa hình thành, cập nhật và chia sẻ dữ liệu chung cho toàn vùng. Chưa thành lập được Quỹ đầu tư phát triển hạ tầng cho toàn vùng, do chưa có cơ chế phù hợp và sự đồng thuận. Chưa giải quyết bài toán lợi ích giữa các địa phương trong toàn vùng, lợi ích của từng tỉnh thành khi triển khai các dự án đầu tư theo quy hoạch, đứng trên góc độ liên vùng.

Ông Ngân đề xuất, thời gian tới, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về lợi ích mang lại của việc nối kết hạ tầng trong vùng. Xây dựng và cập nhật, chia sẻ dữ liệu chung cho toàn vùng. Nghiên cứu và nhanh chóng thành lập Quỹ đầu tư phát triển hạ tầng cho toàn vùng, chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông nối kết. Ban hành quy chế chia sẻ lợi ích giữa các địa phương trong vùng, khi triển khai các dự án đầu tư theo quy hoạch và nâng cao trách nhiệm của bộ ngành trung ương.

Ông Trần Hoàng Ngân đưa ra các kiến nghị về ngân sách để đảm bảo nguồn lực đầu tư các công trình, dự án trọng điểm mang tính liên kết vùng, tạo ra cực phát triển trọng điểm thúc đẩy nền kinh tế của cả nước. Góp phần nâng cao hiệu quả hiệu lực của bộ máy chính quyền Thành phố. Tạo nền tảng cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh. Bộ nội vụ hỗ trợ TPHCM hoàn thiện để kịp thời  triển khai chính quyền đô thị từ tháng 7/.2021 . Góp phần định hướng và tạo lan tỏa đến các địa phương trong Vùng Đông Nam Bộ triển khai trong thời gian tới

Đối với các dự án trong kế hoạch vốn trung hạn 2016-2020, đề nghị lập Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ trong khi chờ sửa đổi luật. Đối với các dự án thuộc kế hoạch vốn 2021-2025, cho phép triển khai để xử lý tồn đọng vốn đầu tư công tại kho bạc.

Bộ tài chính xem xét kế nghị sửa đổi phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; cho thuê quyền khai thác tài sản, chuển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản; phí sử dụng kết cấu hạ tầng, giá phí sau đầu tư…”

Đề xuất phân cấp thí điểm cho chính quyền địa phương quyết định tất cả các dự án đầu tư, phù hợp với quy hoạch, thuộc thẩm quyền của Chính phủ và tự chịu trách nhiệm, ưu tiên cho 4 địa phương : TP Hồ Chí Minh; Bình Dương; Đồng Nai và Bà rịa- Vũng tàu.

Thực hiện cơ chế đặc thù để xây dựng nhà ga T.3 sân bay Tân Sơn Nhất TSN trong 2 năm 2020-2021, cần xem đây là dự án đầu tư công trọng điểm của năm 2020-2021.

Đề nghị Bộ giao thông chủ trì cùng với 2 địa phương Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh triển khai khởi công ngay trong năm 2020 dự án Cầu Cát lái qua sông Đồng Nai. Đây là dự án mang tính đột phá để phát triển đô thị Vùng.

Bước kết nối quan trọng đầu tiên cho 7 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhấn mạnh: Đông Nam Bộ đã và đang khẳng định vai trò là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, giữ vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, với mức đóng góp khoảng 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 40% ngân sách cả nước. Đây là một trong những vùng phát triển kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, là vùng hiện nay hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển kinh tế, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đặc biệt là phát triển công nghiệp công nghệ cao, thương mại, dịch vụ, du lịch....

ong thanh

Ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Hơn nữa, Đông Nam Bộ có lợi thế tự nhiên là một trong 20 địa điểm phát triển cảng nước sâu tốt nhất trên thế giới và đến năm 2025, khi sân bay Quốc tế Long Thành được đưa vào hoạt động không chỉ sẽ tạo ra sự kết nối trong vùng và liên vùng mà còn tạo ra sự kết nối đa phương thức giữa đường biển, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và đường sắt trong tương lai. Chúng ta có niềm tin chắc chắn sẽ mở ra không gian phát triển kinh tế mới, cơ hội mới và động lực mới cho tăng trưởng.

"Nhưng vùng Đông Nam Bộ đang đối mặt với thực trạng về một hạ tầng giao thông đang quá tải, tắc nghẽn, thiếu đầu tư đúng mức, thiếu sự kết nối mang tính đồng bộ và bền vững. Đây là nguyên nhân tác động trực tiếp làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vùng. Đồng thời, đây cũng là thách thức cho sự duy trì tăng trưởng trong nhiều năm tới đối với từng địa phương và của cả vùng Đông Nam Bộ và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của cả nước", ông Phạm Viết Thanh nói.

Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu nhấn mạnh: Hội thảo lần này là bước kết nối quan trọng đầu tiên cho 7 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ. 7 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ sẽ tiếp tục có những chương trình, kế hoạch thường niên để giao lưu, trao đổi, học hỏi, gắn kết tình đoàn kết của các địa phương và rà soát lại kết quả thực hiện những vấn đề chia sẻ hôm nay, hoạch định phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới để phát huy thế mạnh của vùng, lợi thế của từng địa phương trên tổng thể phát triển chung của vùng và của cả nước, giúp giải quyết các lực cản về hạ tầng giao thông, xã hội, dân số và những thách thức phi truyền thống, tạo động lực cho quá trình phát triển của vùng Nam Bộ và góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế của cả nước.

Bạn nghĩ sao?