Nhằm tìm giải pháp quản lý mặt hàng xăng dầu chặt chẽ dựa trên nền tảng công nghệ, Bộ Tài chính đã tham mưu với Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ. Trong đó, có quy định đối với kinh doanh xăng dầu phải lập hóa đơn theo từng lần bán hàng (kể cả bán lẻ tại các cây xăng) và chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đối với các khách hàng theo từng ngày về cơ quan thuế.
Nhằm tăng cường giám sát, hạn chế gian lận đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính đã đề xuất, báo cáo Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng kiến nghị bổ sung quy định việc thực hiện hóa đơn điện tử và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế là một trong những điều kiện để doanh nghiệp được phép kinh doanh xăng dầu.
Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định, việc triển khai HĐĐT và chuyển dữ liệu HĐĐT về cơ quan thuế áp dụng từ ngày 1/7/2022 (áp dụng cho mọi thành phần, đối tượng bao gồm cả DN kinh doanh xăng dầu), do đó, trước ngày 1/7/2022, người nộp thuế vẫn có thể sử dụng hóa đơn giấy và chưa phải chuyển dữ liệu HĐĐT đến cơ quan thuế. Như vậy giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu thông qua yêu cầu chuyển dữ liệu HĐĐT về cơ quan thuế chưa thể được triển khai ngay tại thời điểm này, hoạt động kinh doanh xăng dầu còn tiềm ẩn những rủi ro, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng và còn tiềm ẩn thất thu cho ngân sách.
Từ thực tế hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam cho thấy, cần có những biện pháp phù hợp, nhằm tăng cường giám sát, hạn chế gian lận đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất, báo cáo Chính phủ giao Bộ Công thương chủ trì khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; trong đó, bổ sung quy định việc thực hiện HĐĐT và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế là một trong những điều kiện để DN được phép kinh doanh xăng dầu.
Ông Nguyễn Đức Huy - Phó Chánh văn phòng Tổng cục Thuế chia sẻ, trong thời gian chưa triển khai đồng bộ việc áp dụng HĐĐT đối với tất cả các DN kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc, Bộ Tài chính chỉ đạo ngành Thuế tiếp tục triển khai và nâng cao hiệu quả giải pháp dán tem niêm phong đối với đồng hồ tổng trên các phương tiện đo xăng dầu của các cơ sở kinh doanh xăng dầu trong năm 2021. Đồng thời, Tổng cục Thuế yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý kê khai, chấp hành nghĩa vụ thuế của các DN kinh doanh xăng dầu. Đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền, động viên khuyến khích các DN kinh doanh xăng dầu sớm triển khai áp dụng HĐĐT trước thời điểm 1/7/2022.
Trong thời gian chờ các quy định tại các Nghị định trên bắt đầu có hiệu lực và đi vào thực thi, hoạt động kinh doanh xăng dầu với nhiều rủi ro như vấn nạn xăng giả, bất cập trong quản lý hệ thống phân phối kinh doanh xăng dầu dẫn đến tình trạng tuồn xăng lậu, xăng kém chất lượng vào hệ thống đại lý bán lẻ... cần có những giải pháp khắc phục, tránh ảnh hưởng đến người tiêu dùng, cũng như mạng lại nguồn thu cho ngân sách.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Ngân hàng tiếp sức doanh nhân nữ cho đường dài
- Thêm 1 khách hàng của HDBank bất ngờ thành tỷ phú
- Thêm tính năng Quỹ nhóm, App HDBank tiếp tục gia tăng lợi ích của hệ sinh thái số
- Hơn 100 khách hàng trúng vàng và hàng triệu đồng khi mở tài khoản HDBank
- Thẻ tín dụng HDBank “hớp hồn” hàng ngàn GenZ tại Sóng Festival 2023
- Còn hơn 7.000 giải hoàn tiền đến 5 triệu đồng của HDBank đang chờ chủ nhân