Bình Minh -
 
Mua sắm trực tuyến (online) đang trở nên phổ biến vì sự thuận tiện trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19 kéo dài. Tuy nhiên, có đến 87% số người tiêu dùng không tin mua sắm trên mạng là an toàn, theo nghiên cứu của Cimigo.
anh 1

 

Thực trạng bị lộ thông tin cá nhân, không nhận được hàng khi mua online

Theo “Sách trắng Thương mại điện tử”- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, năm 2020, tại Việt Nam có khoảng 49,3 triệu người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến và trở thành quốc gia có tỷ lệ người tham gia mua sắm trực tuyến cao nhất trong khu vực. Theo khảo sát của Visa, có tới 85% người tiêu dùng mua sắm hàng hóa dịch vụ ít nhất 1 lần/tuần thông qua các ứng dụng thương mại điện tử trên điện thoại thông minh, và có tới 44% người tiêu dùng lần đầu tiên mua sắm qua các kênh mạng xã hội kể từ khi đại dịch Covid- 19 lan rộng. Dù vậy, nhiều người tiêu dùng vẫn lo lắng về vấn đề gặp rủi ro khi giao dịch trên môi trường trực tuyến.

Đáng chú ý, hiện có nhiều người tiêu dùng bị lộ thông tin tài khoản ngân hàng/ví điện tử, dẫn đến tình trạng kẻ xấu lợi dụng thông tin này để chiếm đoạt tài sản, tiền trong tài khoản. Bên cạnh đó, việc chuyển tiền nhưng không nhận được hàng cũng là điều khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng.

Chị T.B.L - một nhân viên văn phòng chia sẻ, chị đã đặt mua một chiếc ghế trị giá tại cửa hàng trực tuyến C. và đặt cọc một nửa số tiền. Theo dự kiến thì khoảng 1 tuần sau chị sẽ nhận được hàng. Tuy nhiên, sau 1 tuần chị không nhận được hàng và cũng không nhận cuộc gọi nào thông báo về việc hàng sẽ về muộn hơn so với dự kiến.

Do đó, chị đã chủ động liên hệ với cửa hàng để nhờ kiểm tra và nhân viên đã thông báo rằng họ không có bất cứ thông tin gì về đơn hàng này của chị. Vào thời điểm chị đặt hàng, cửa hàng đó đã bị hack tài khoản và đang điều tra vụ việc. Tuy nhiên, cửa hàng thông báo rằng sẽ không chịu trách nhiệm về số tiền chị đã đặt cọc trước đó. Điều này khiến chị L. hoang mang và không biết phải làm như thế nào.

Không chỉ trường hợp của chị T.B.L, có rất nhiều các thủ đoạn lừa đảo tinh vi khi mua sắm online khiến người tiêu dùng phải đề cao cảnh giác. Cũng theo báo cáo thường niên của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng- Bộ Công Thương, các năm từ 2017 tới năm 2020, tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong hình thức mua sắm trực tuyến diễn ra khá thường xuyên. Các phản ánh, khiếu nại này thường tập trung vào các vấn đề như: giao sai sản phẩm hoặc sản phẩm không giống với quảng cáo trên trang web, giao hàng chậm, giao thiếu hàng khuyến mãi, giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại, thông tin sai giá, hủy đơn hàng không lý do, đã thanh toán nhưng không giao hàng, bảo mật thông tin cá nhân…

6 yếu tố giúp mua sắm trực tuyến an toàn

anh 2

 

Trên thực tế, còn nhiều những người tiêu dùng khác gặp phải các vấn đề rủi ro khi thực hiện giao dịch trực tuyến như trên. Việc mua hàng trực tuyến đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ trong thời đại công nghệ số, nhất là khi dịch bệnh vẫn kéo dài và có diễn biến phức tạp. Vậy để hạn chế gặp phải các rủi ro trên không gian mạng, Bảo hiểm BSH gợi ý người tiêu dùng nên lưu ý 6 yếu tố sau để mua sắm an toàn trên không gian mạng.

Thứ nhất, không chia sẻ tài khoản, các thông tin cá nhân, thông tin về đơn hàng cho bất kỳ ai kể cả những người quen để hạn chế kẻ gian xâm nhập lấy thông tin và lừa đảo.

Thứ hai, đổi mật khẩu ít nhất 2 tháng/lần, tránh để mật khẩu liên quan đến các thông tin cá nhân như tên, ngày sinh... vì kẻ gian có thể dễ dàng lợi dụng các thông tin đó để “hack” tài khoản. Nên để các mật khẩu có cả chữ, số và ký tự (nếu được) để hạn chế việc lộ mật khẩu.

Thứ ba, khi mua sắm online nên ưu tiên các website có tiền tố là https:// hay cuối đường link có hình ổ khóa. Đây là các website an toàn. Nếu mua hàng trên các sàn thương mại điện tử thì nên chọn những nơi uy tín, được Bộ Công Thương, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, cho phép hoạt động.

Thứ tư, tìm hiểu kỹ các thông tin của đơn vị bán hàng thông qua nhiều nguồn tin khác nhau như google, các hội nhóm mua hàng, đồng thời xem thêm các đánh giá về cửa hàng và các sản phẩm để tăng sự hiểu biết; Nên liên hệ trực tiếp để xác nhận lại thông tin đơn đã đặt; Thường xuyên theo dõi tình trạng đơn hàng, nếu xảy ra vấn đề thì cần liên hệ để biết rõ tình hình; Sau khi mua hàng, kiểm tra để xem hàng hóa có đúng với đơn hàng mà mình đặt hay không và phản hồi lại ngay với người bán nếu đơn hàng có vấn đề.

Thứ năm, cẩn thận với những email, tin nhắn yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, không truy cập vào link các website khi có tin nhắn, email lạ gửi đến vì người tiêu dùng có thể lộ thông tin hoặc bị tấn công máy tính hay điện thoại thông qua các website đó.

Thứ sáu, nên quan tâm, tham khảo các các sản phẩm bảo hiểm chuyên biệt, bảo vệ khách hàng trước các rủi ro trong giao dịch trực tuyến. 

CyberGuard của BSH - sản phẩm bảo hiểm tiên phong tại Việt Nam cung cấp các quyền lợi bảo vệ khách hàng trước các rủi ro trên không gian mạng như: lừa đảo lấy mất tiền trong tài khoản ví điện tử/ngân hàng; lừa đảo thực hiện các giao dịch không có thật trong mua sắm trực tuyến; bị tống tiền trên mạng; chi phí phục hồi dữ liệu bị mất sau sự cố tấn công mạng; thiệt hại gây ra do bị hack/trộm cắp danh tính.

Sản phẩm bảo hiểm rủi ro không gian mạng CyberGuard đã vinh dự đạt giải thưởng “Sản phẩm dịch vụ sáng tạo tiêu biểu” trong khuôn khổ giải thưởng Dịch vụ Tài chính tiêu biểu - Financial Service Awards (FSA).

Thông tin chi tiết liên hệ: https://www.cyberguard.vn/.

Bạn nghĩ sao?