Trước đó, ngày 14/10/2021 Chấp hành viên Nguyễn Kiều Dũng - Chi cục thi hành án dân sự quận Bắc Từ Liêm đã có thông báo số 22/TB-CCTHADS về việc sẽ tổ chức cưỡng chế tại tòa nhà TH1 từ 8 giờ ngày 21/12/2021 cho đến khi cưỡng chế xong. Tuy nhiên, sau đó đã dừng thực hiện thi hành án theo thông báo nêu trên vì lý do chưa đàm bảo an ninh trật tự để tổ chức cưỡng chế và sẽ tổ chức khi đảm bảo an toàn theo quy định pháp luật.
Đến sáng ngày 04/11/2021 Chi cục thi hành án dân sự quận Bắc Từ Liêm đã tiến hành cưỡng chế thi hành bản án phúc thẩm “Tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư” số 215/2020/KDTM-PT giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục –TDS Việt Nam và Bị đơn là trường THCS&THPT Newton.
Đến chiều cùng ngày, lực lượng cưỡng chế đã thực hiện xong việc cưỡng chế và bàn giao quyền sử dụng diện tích 2896,3m2 đất tại lô TH1 – Khu đô thị mới Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội và tài sản gắn liền với đất là ½ tòa nhà 06 tầng được xây dựng trên diện tích đất nêu trên cùng các trang thiết bị cho phía Trường Newton.
Cùng nhìn lại toàn cảnh vụ cưỡng chế trên qua hình ảnh ghi nhận tại hiện trường sáng ngày 04/11/2021 tại tòa nhà TH1:
Khoảng 8h, cán bộ nhân viên Công ty TDS và Công ty Khai Phát dọn dẹp, chuẩn bị đón tiếp đoàn cưỡng chế, các nhân viên Công ty Khai Phát và Công ty TDS cầm trên tay biển hiệu phản đối.
8h 20’ Lực lượng cưỡng chế có mặt tại cổng tòa nhà TH1
8h 30’ Lực lượng cưỡng chế không làm việc với phía Công ty TDS và Công ty Khai Phát (đương sự) mà trực tiếp cho máy xúc cưỡng chế phá dỡ tường, cổng số 1 của tòa nhà TH1 đã được hàn bịt kín từ trước.
8h 36’ Hàng chục nhân viên Công ty Khai Phát và Công ty TDS phản đối, ngăn cản đoàn cưỡng chế thực hiện việc phá cổng, phá tường rào tòa nhà TH1.
8h 43’ xảy ra xô xát giữa lực lượng cưỡng chế và nhân viên Công ty TDS và Công ty Khai Phát, hàng trăm người tụ tập, đã có một số người bị thương phải đưa đi cấp cứu.
8h 52’ xe cứu thương có mặt tại hiện trường đưa người bị thương ra khỏi khu vực cưỡng chế
Từ 8h 53’ đến 9h 00’ hàng trăm người đứng tụ tập tại sân cổng số 1 của tòa nhà TH1
9h05’ lực lượng cưỡng chế mang barie vào tòa nhà để ngăn cách, chia đôi tòa nhà TH1 thành 2 phần
9h 40’ Một nhân viên của Công ty TDS xảy ra xô sát với lực lượng cưỡng chế và bị ngất xỉu và được đưa đi cấp cứu ngay sau đó
11h 30’ Một số người phía trường Newton không thuộc lực lượng cưỡng chế tự ý di chuyển vào khu vực tòa nhà TH1 đã bị mời ra khỏi khu vực đang cưỡng chế.
11h 50’ Công nhân thuộc đoàn cưỡng chế đã đo đạc kẻ chỉ giới, khoan đục để lập hàng rào tôn chia đôi tòa nhà TH1
12h 00’ Hàng rào tôn đã nhanh chóng được dựng lên chia đôi tòa nhà TH1
Đến cuối giờ chiều cùng ngày việc cưỡng chế thực hiện xong và 1/2 tòa nhà TH1 sẽ được bàn giao cho trường Newton.
Như vậy vụ việc tranh chấp được đánh giá là “điểm nóng khiếu kiện” đã được thi hành án. Trải qua quá trình khiếu kiện kéo dài nhiều năm, nhiều phiên xét xử sơ thẩm, phúc thẩm,... Tuy nhiên bản án và quá trình thi hành án vẫn còn tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự gây bức xúc, mất niềm tin trong nhân dân dẫn đến việc tập trung phản đối việc thi hành án gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. Và đặc biệt là nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID - 19 khi tập trung hàng trăm người tại một khuôn viên nhỏ hẹp.
Nguyên nhân phản đối thi hành án
Trước đó, trao đổi với báo chí, Luật sư Nguyễn Anh Tuấn - đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết, theo quy định của pháp luật điều 313 của Bộ luật tố tụng dân sự, để tuyên một bản án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, trong đó liên quan đến vụ án này là Luật doanh nghiệp, Luật dân sự, Luật đầu tư và Luật xây dựng. Nhưng bản án 215/KDTM-PT ngày 30/11/2020 của TAND TP. Hà Nội đã không căn cứ theo bất kỳ quy định của pháp luật có liên quan nào để tuyên bản án số 215. Đặc biệt, bản án này đã tuyên một hợp đồng vô hiệu, theo quy định của pháp luật, để giải quyết một hợp đồng vô hiệu, hai bên sẽ hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Trong bản án này lại chỉ tuyên trường Newton được sở hữu ½ tòa nhà và được sử dụng diện tích đất gắn liền với tòa nhà. Cách giải quyết như thế cũng có nghĩa là bản án mới chỉ dừng lại ở quyền sở hữu và quyền sử dụng của trường Newton, chưa xác định trách nhiệm của bất kỳ đơn vị, cá nhân nào phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả diện tích đất này của trường Newton.
Mặt khác, bản án tuyên liên quan đến vấn đề trả lại tiền, lẽ ra phải tuyên bên nhận tiền trong giao dịch mua bán chuyển nhượng phải hoàn trả lại tiền. Nhưng trong bản án lại không tuyên hoàn trả lại tiền mà chỉ tuyên phía Công ty Khai Phát và Công ty TDS được nhận lại số tiền đó. “Bây giờ không tuyên người trả thì làm sao mà nhận lại được”, Luật sư Tuấn cho biết. Đối với tài sản lại không tuyên người nào phải giao lại tài sản, mà chỉ tuyên người được sở hữu tài sản đó. Do đó, nếu người nào đang xâm phạm quyền sở hữu tài sản đó, lại phải tiếp tục khởi kiện bằng một vụ kiện khác yêu cầu tòa án buộc người đang chiếm giữ tài sản phải trao trả lại tài sản đó.
Cũng theo Luật sư Tuấn, việc thi hành án có nghĩa là thực hiện theo đúng quyết định của bản án, trong bản án ở đây chỉ tuyên mỗi về vấn đề sở hữu. Vì vậy, việc thi hành án chỉ cần làm sao xác định được quyền sở hữu của trường Newton và được Nhà nước công nhận. Bản án không hề tuyên đơn vị nào phải thực hiện việc bàn giao đó.
Trong khi đó, Quyết định cưỡng chế và thông báo Cưỡng chế thi hành án, lại thi hành án bằng biện pháp bàn giao. Trong bản án không quy định về việc bàn giao thì thi hành án không được phép thực hiện việc bàn giao đó. Do đó, Quyết định cưỡng chế bàn giao đã nằm ngoài nội dung của bản án.
Theo Tầm nhìn
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Thông điệp gửi mẹ qua chiếc chong chóng tuổi thơ
- Tập đoàn Geleximco và những dự án nhà ở ghi dấu ấn
- Tập đoàn BRG lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng BCI Asia Awards 2022
- Những “chuyến tàu trở về tuổi thơ” xuất phát tại công viên xanh lớn nhất miền Bắc
- Sổ tiết kiệm HDBank trị giá 300 triệu đồng đã tìm được chủ nhân
- Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, giá vé tăng, hàng không và đường sắt dự kiến tăng chuyến