Quang Hiếu - 08:19 - 23/12/2020
 
Bị “bắt sống” khi đang xả thải ra môi trường, năm 2019, Công ty TNHH MTV Hapaco phải nộp phạt tổng cộng hơn 1,153 tỷ đồng vì hành vi “vi phạm về bảo vệ môi trường”...

 Sau “đòn đau” này, liệu phía Công ty có rút kinh nghiệm hay vẫn “ngựa quen đường cũ”?. Phóng viên Tạp chí Kinh tế tập đoàn đã có buổi thực tế tại địa điểm mà người dân cho rằng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nặng tại khu vực suối Sia (thuộc xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình).

4a

''Vòi bạch tuộc'' bị bắt quả tang khi đang xả thải ra môi trường

Ông Vì Văn Truyền (Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Mai) cho biết: Sau sự cố để chất thải chảy thẳng ra môi trường và bị Tổng cục Môi trường ra quyết định xử phạt, đến nay tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực suối Sia cũng đã được khắc phục và giảm thiểu phần nào. Tuy nhiên, trong qua trình hoạt động thì khó tránh khỏi sai sót, nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực này vẫn chưa thể giải quyết được triệt để như người dân mong muốn…

8a

Chất thải chưa được xử lý ''tràn ra'' mặt nền.

Trước đó, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã ban hành quyết định số 43/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty TNHH MTV Hapaco Đông Bắc (xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) vì hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường với tổng mức phạt là 1,153 tỷ đồng, nộp tiền truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trốn nộp là 72.668.204 đồng do đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính: Xây lắp, lắp đặt đường ống, cửa xả nước thải ra ngoài môi trường ở vị trí không thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát và pha loãng nước thải sau xử lý nhằm đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên; gian lận, trốn nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo quy định.

6a

Lò đốt những vật liệu khó xử lý cũng bị ''đóng băng''

Tại thời điểm thanh tra ngày 03/4/2019, công ty có lắp đặt đường ống nhựa đường kính 110 mm, dài 24 m từ bể lắng 03 ngăn của hệ thống xử lý nước thải cắm sâu xuống suối Sia khoảng 1,5 m để xả nước thải và đường ống bơm nước sạch vào bể lắng 03 ngăn nêu trên để pha loãng nước thải.

Theo quy định tại Điểm k Khoản 7 Điều 12 của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Nghị định số 155/2016/NĐ-CP), công ty TNHH MTV Hapaco bị phạt 450.000.000 đồng.

5a

 

Bên cạnh đó, công ty đã xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ) (đối với mẫu nước thải lấy tại đường ống xả ngầm của Công ty trước khi xả ra suối Sia ngày 03/4/2019 có thông số BOD5 vượt 11,9 lần quy chuẩn cho phép).

Với hành vi trên, công ty bị phạt tăng thêm 40% của mức phạt tiền đối với thông số COD vượt 9,9 lần, phạt tăng thêm 40% của mức phạt tiền đối với thông số TSS vượt 8,3 lần, phạt tăng thêm 30% của mức phạt tiền đối với thông số Độ màu vượt 2,6 lần quy chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, Công ty đã có biện pháp ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm.

7c

 

Với hành vi gian lận, trốn nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo quy định, công ty TNHH MTV Hapaco Đông Bắc bị phạt 145.336.408 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 24 của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn.

Ngoài ra, Tổng cục Môi trường cũng yêu cầu Công ty TNHH MTV Hapaco Đông Bắc phải thực hiện và thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả. Trong đó, buộc Công ty phải tháo đỡ đường ống, cửa xả nước thải ra ngoài môi trường ở vị trí không thuận lợi cho việc kiêm tra, giám sát và đường ống pha loãng nước thải sau xử lý nhằm đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trước khi thải ra môi trường;

1

 

Tổng cục Môi trường cũng yêu cầu công ty Hapaco Đông Bắc phải lắp đặt đường ống, cửa xả nước thải ra môi trường ở vị trí được cho phép, đảm bảo thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; có biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra môi trường; buộc khắc phục ô nhiễm nước mặt suối Sia. Đồng thời, buộc công ty phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gian lận, trốn nộp. Thời hạn khắc phục hậu quả và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định.

z2224722150492_e4f813aae38a35bda97a4df0c1a9ae3e

 

Quyết định đưa ra là vậy, những trên thực tế phía Công ty này có thực hiện và thực hiện tới đâu? PV Tạp chí Kinh tế tập đoàn xin được đưa ra một số hình ảnh thực tế để bạn đọc và Cơ quan chức năng tự có ý kiến đánh giá và nhận xét.

Bạn nghĩ sao?