Dự thảo Nghị định hiện có 14 chương, gồm các chế định về bảo vệ các thành phần môi trường như môi trường nước, không khí, đất, di sản thiên nhiên. Quy định về phân vùng môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; Giấy phép môi trường, đăng ký môi trường. Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và các hoạt động khác; Bảo vệ môi trường làng nghề; Bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, hỏa táng; Cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; Bảo vệ môi trường đối với các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy; Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, nhập khẩu phế liệu.
Trong quản lý chất thải, dự thảo Nghị định đưa ra quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân; quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường; quản lý chất thải nguy hại; quản lý nước thải, bụi, khí thải đặc thù; ký quỹ bảo vệ môi trường đối với chôn lấp chất thải.
Về trách nhiệm tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì thải bỏ của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu: dự thảo Nghị định quy định trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu; Trách nhiệm xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu; Cung cấp, quản lý thông tin và quản lý, vận hành hệ thống EPR.
Dự thảo Nghị định có chế định riêng về quan trắc môi trường; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; bồi thường thiệt hại về môi trường; công cụ kinh tế và nguồn lực bảo vệ môi trường; quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra và dịch vụ công trực tuyến về bảo vệ môi trường.
Bàn về những quy định cụ thể trong từng chương, mục, đại diện Tổng cục Môi trường, Vụ Pháp chế, Viện Chiến lược, chính sách TN&MT tập trung cho ý kiến về đánh giá tác động môi trường (ĐTM), các trường hợp phải thực hiện lại ĐTM; các tiêu chí môi trường để phân loại dự án đầu tư. Riêng về việc phân loại dự án đầu tư được đưa vào Phụ lục 9 có kế thừa từ Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, cần làm rõ đối tượng nào giữ nguyên, đối tượng nào thay đổi hay loại bỏ.
Các đại biểu cũng thảo luận về yếu tố nhạy cảm về môi trường, tiêu chí về di dân tái định cư. Trong đó, yếu tố nhạy cảm về môi trường cần được định lượng để có cơ sở chặt chẽ, dễ áp dụng vào thực tiễn.
Về nội dung tham vấn, hình thức tham vấn ĐTM, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng, cần chỉnh sửa theo đúng tinh thần của Luật BVMT 2020; lấy tham vấn ĐTM làm gốc cho tham vấn cấp giấy phép môi trường để đồng nhất đối tượng. Các quy định đưa ra nhằm tăng cường khả năng thực hiện ĐTM của doanh nghiệp và trách nhiệm của chủ đầu tư trong bảo vệ môi trường.
Nhấn mạnh đến sự quan trọng, tính phức tạp của Nghị định này, Thứ trưởng yêu cầu, các đơn vị tiếp tục rà soát, thống nhất ý kiến, chỉnh sửa hoàn thiện dự thảo, dựa trên quan điểm: đúng tinh thần của Luật BVMT 2020, phù hợp với thực tiễn và thuận lợi cho thi hành.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Thông điệp gửi mẹ qua chiếc chong chóng tuổi thơ
- Tập đoàn Geleximco và những dự án nhà ở ghi dấu ấn
- Tập đoàn BRG lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng BCI Asia Awards 2022
- Những “chuyến tàu trở về tuổi thơ” xuất phát tại công viên xanh lớn nhất miền Bắc
- Sổ tiết kiệm HDBank trị giá 300 triệu đồng đã tìm được chủ nhân
- Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, giá vé tăng, hàng không và đường sắt dự kiến tăng chuyến