Gia Hoàng- Quang Hiếu - 07:10 - 27/01/2021
 
Những “vòi bạch tuộc” vươn ra từ các xưởng bột cá, những xưởng sửa chữa tàu thuyền xả thẳng chất thải ra cửa biển ban ngày cũng như ban đêm. Lén lút có, công khai có, cống ngầm có, lộ thiên có… đang ghóp phần làm vẩn đục và gây ô nhiễm nghiêm trọng vùng cửa biển nơi đây.

Xả thải - lẽ thường?

Tiếp nhận thông tin bạn đọc Tạp chí Kinh tế tập đoàn phản ánh về tình trạng ô nhiễm nặng tại Khu vực Cảng Lạch Quèn (Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) để xác minh thông tin, phóng viên đã tới địa chỉ người dân cung cấp. Chúng tôi không khó để tiếp cận và ghi lại toàn bộ cảnh xả thải diễn ra Cảng Lạch Quèn.

O NHIEM 1

Cảng biển Quỳnh Thuận đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Mục sở thị tại địa điểm được người dân phản ánh, nhiều điểm chế biến thủy hải sản sau khi các tầu cá cập bến, những khay cá được đưa lên bờ sau khi được rửa qua bằng nước chảy thẳng ra nền xi măng rồi được dùa xuống vùng khu nước cảng khiến con nước đang đục lờ đờ đổi mầu. Cách đấy không xa là xưởng sửa chữa tầu thuyền vẫn còn dầu nhớt đen ngòm, sánh lại và váng dầu nổi lềnh phềnh trên mặt nước biển.

Chị Nguyễn Thị H. (một người dân địa phương) bức xúc: Tình trạng ô nhiễm môi trường Khu vực Cảng Lạch Quèn diễn ra từ nhiều năm nay gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, chúng tôi cũng đã nhiều lần phản ánh tại các cuộc họp, cũng như có đơn thư lên các cấp chính quyền địa phương. Nhưng không hiểu sao tình trạng vẫn chưa được cải thiện?

Cũng theo những phản ánh từ người dân địa phương thì tình trạng xả thải xảy ra từ nhiều năm nay, gây nên vấn nạn về ô nhiễm môi trường nước và không khí tại đây. Mùa hè với người dân Quỳnh Thuận như một sự ám ảnh bởi mùi hôi thối trong không khí và nạn ruồi nhặng hoành hành trong bữa ăn của họ.

Chính quyền nói gì?

Trao đổi với ông Phạm Ngọc Thuận (Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận) được biết: Công tác khai thác thủy sản của ngư dân diễn ra bình thường, 2 năm gần đây sản lượng khai thác thủy sản giảm đáng kể. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiểm soát vấn đề xuất nhập cảnh cũng được thực hiện chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc nghị định 142 trong vấn đề khai thác thủy hải sản.

Để bạn đọc có cái nhìn đa chiều về sự việc, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Trần Văn Trung (Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu) về vấn đề trên, ông Trung cho biết: Năm 2020, tình hình đánh bắt thủy hải sản của ngư dân địa phương gặp nhiều khó khăn, sản lượng không đạt so với mọi năm. Địa phương chúng tôi có 2 công ty thủy sản là Công ty Bắc Miền Trung và Công ty Hải An, năm nay vì ảnh hưởng của dịch nên phía Công ty Hải An không hoạt động do chủ là người Trung Quốc đã về nước do dịch…

o nhiem 2

Chốt gác trực của lực lượng biên phòng Quỳnh Thuận tại Cảng Lạch Quèn

“Về Công ty thủy sản Bắc Miền Trung thì phía chính quyền địa phương cũng nhiều lần nhận được phản ánh của cử tri và người dân tại các cuộc họp, hội nghị. Phía chính quyền địa phương chúng tôi cũng đã nhiều lần nhắc nhở, vấn đề VSMT tại đây những năm trước cũng được địa phương quán triệt, xử lý nghiêm túc. Tuy nhiên, thời gian gần đây do tình trạng đánh bắt của bà con được ít, chế biến cũng không nhiều nên cũng tầm 6 tháng nay không kiểm tra sát sao vấn đề này !”,  ông Trung nói.

Người đại diện phía chính quyền địa phương cũng cho hay: Sau khi nhận được nội dung phản ánh và hình ảnh phóng viên cung cấp, chúng tôi sẽ cho tiến hành kiểm tra sau đó sẽ có thông tin phản hồi lại. Mức độ sai phạm đến đâu sẽ yêu cầu doanh nghiệp chấn chỉnh đến đó.

Bạn nghĩ sao?