Theo ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu thị trường Savills, ngành khách sạn Việt Nam năm 2019 dù có suy giảm về tốc độ tăng trưởng, chỉ còn duy trì ở mức 10,8%, so với mức trên 20% của năm 2018 nhưng đây vẫn là một con số ấn tượng so với các quốc gia trong khu vực và toàn châu Á.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 khiến cho hàng loạt các ngành kinh tế rơi vào tình cảnh điêu đứng, mà du lịch chính là ngành chịu tác động sâu sắc nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch đang từng bước được đẩy lùi, lại được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn bậc nhất hiện nay, ngành Du lịch Việt Nam và cùng với đó là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đang đứng trước cơ hội lớn, hứa hẹn tiềm năng về một sự bùng nổ mạnh mẽ.
Tháng 6/2020, những dự án bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu chiến dịch quảng bá và mở bán. Có thể kể đến hàng loạt dự án ở Quảng Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết…
Vẫn theo khảo sát của Savills Việt Nam, hiện có 493 cơ sở lưu trú, tương đương 78% đã mở cửa đón khách. Trong đó, đa phần là các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đã cung cấp đầy đủ tiện ích đi kèm.
Nhiều chính sách của Chính phủ ban hành cũng đang tạo lực đẩy để thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sớm hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng.
Ngay đầu năm 2020, một số văn bản, nghị định đã được ban hành góp phần “gỡ rối” nhiều vấn đề pháp lý đang tồn tại của thị trường bất động sản. Trong đó phải kể đến Nghị định 25/2020/NĐ-CP đã làm rõ việc giao đất cho nhà đầu tư trúng đầu thầu sẽ được triển khai ngay sau khi hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư khu đất thực hiện dự án (áp dụng tương tự thủ tục giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất). Như vậy, hàng loạt dự án đã hoàn thành thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhưng chưa thể triển khai trong thời gian qua do vướng mắc ở khâu giao đất/cho thuê đất nay sẽ được tái khởi động.
Đánh giá về tiềm năng thị trường, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp BĐS Việt Nam cho rằng, nghỉ dưỡng còn nhiều dư địa phát triển. Điều này cũng phù hợp với xu hướng đầu tư vào BĐS du lịch, nghỉ dưỡng nhằm vào tầng lớp trung lưu đang ngày càng đông.
Trong trung hạn, với trên 20 triệu khách quốc tế tới Việt Nam mỗi năm có thời gian nghỉ trung bình từ 5 – 7 ngày cho mỗi kỳ nghỉ, và khách trong nước khoảng 85 triệu người có thời gian nghỉ từ 3 – 4 ngày, du lịch Việt Nam cần thêm nhiều hơn nữa các dự án đầu tư theo dạng quần thể, tích hợp cả du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng, mua sắm.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản hướng dẫn về chế độ sử dụng đất và chứng nhận quyền sở hữu cho condotel, với thời hạn sử dụng từ 50 - 70 năm (có thể gia hạn nếu có nhu cầu).
Sự hoàn thiện dần của các văn bản, chính sách theo hướng tích cực đã tạo ra động lực tăng trưởng mới cho thị trường địa ốc, đặc biệt với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đang rất được chú ý thời gian gần đây.
Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, mới đây Bộ Xây dựng đã đưa ra hàng loạt giải pháp. Trong đó, Bộ đã đưa ra đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 theo hướng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục có sức hấp dẫn trong tương lai.
Các chuyên gia cho rằng đây là cơ hội mua cho những nhà đầu tư giàu tiềm lực tài chính, bởi không lúc nào tốt hơn để tiếp cận nguồn cung dồi dào với giá bán hấp dẫn, nhất là thị trường nghỉ dưỡng, như thời điểm này.
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- Trí tuệ nhân tạo “lột xác” ngành bất động sản: Những giải pháp đột phá từ Meey Group
- Chủ tịch Meey Group Hoàng Mai Chung: Dư địa phát triển của proptech còn rất nhiều!
- Khởi công 2 dự án thuộc Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- T&T Group gia hạn thời gian tham gia cuộc thi sáng tạo ý tưởng, thiết kế ấn phẩm Xuân 2024
- Cư dân T&T DC Complex chính thức nhận bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- T&T Group hợp tác chiến lược với tập đoàn TOP 10 của Hàn Quốc